Hà Nội: 15°C
Thừa Thiên Huế: 17°C
TP Hồ Chí Minh: 25°C
Quảng Ninh: 11°C
Hải Phòng: 16°C

Nền sản xuất công nghiệp - mục tiêu công nghiệp hóa bảo đảm quốc phòng và an ninh kinh tế

Nền sản xuất công nghiệp trong nước có vai trò quan trọng và có mối quan hệ khăng khít với việc bảo đảm quốc phòng và an ninh kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho phát triển công nghiệp dược liệu Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn, phát triển bền vững các KCN
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan xưởng sản xuất sản phẩm cơ khí chất lượng cao của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel)_Ảnh: VGP
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan xưởng sản xuất sản phẩm cơ khí chất lượng cao của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel)_Ảnh: VGP

Sản xuất công nghiệp với mục tiêu công nghiệp hóa đất nước

Sản xuất vật chất luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Trong khi đó, sản xuất công nghiệp là một phần của sản xuất vật chất, là quá trình chuyển đổi các tài nguyên và nguyên, vật liệu thành các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị thương mại thông qua việc sử dụng các phương tiện sản xuất, như máy móc, công nghệ, lao động và quy trình sản xuất. Lịch sử sản xuất công nghiệp là quá trình phát triển và tiến bộ của các hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ với quy mô lớn, thường được thực hiện bằng các dây chuyền thiết bị, máy móc và công nghệ tiên tiến; nó cũng là một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Nếu coi sản xuất vật chất là “gốc” của phát triển xã hội thì sản xuất công nghiệp cũng được coi là “gốc” của phát triển kinh tế gắn với tiến bộ công nghệ.

Từ Đại hội III (tháng 9-1960), Đảng ta đã đề ra đường lối công nghiệp hóa đất nước với nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; đưa nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học - kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có cuộc sống văn minh và hạnh phúc. Đến Đại hội VIII, Đảng ta xác định mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất… Đại hội XII xác định cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước tham gia sâu, hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17-11-2022, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, “Về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đặt mục tiêu xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh với năng lực sản xuất mới, tự chủ và có khả năng thích ứng, chống chịu cao, từng bước làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn. Có thể thấy, phát triển nền sản xuất công nghiệp luôn được Đảng ta xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại.

Về vai trò, các ngành sản xuất công nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất các sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho xã hội; công nghiệp hóa thường đồng nghĩa với phát triển sản xuất và hầu hết các quốc gia thu nhập cao ngày nay đều đạt được sự phát triển công nghiệp cao thông qua chiến lược sản xuất hàng hóa. Các ngành sản xuất công nghiệp cũng được coi là động lực chính của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là nền tảng cạnh tranh quốc gia, bảo đảm duy trì tăng trưởng kinh tế dài hạn và ổn định; thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng trưởng dịch vụ và tăng cường nghiên cứu ứng dụng.

Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng, công nghiệp hóa đất nước nên gắn với phát triển các tiềm năng của kinh tế dịch vụ (kinh tế số, kinh tế trí thức...). Tuy nhiên, theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), việc phi công nghiệp hóa quá sớm (giảm bớt vai trò của các ngành sản xuất) là mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế bền vững ở các nước thu nhập thấp và trung bình (như Việt Nam) vì hai lý do: Thứ nhất, các quốc gia này sẽ thu được ít hơn lợi ích “tăng cường tăng trưởng” từ sản xuất. Thứ hai, hoạt động sản xuất có xu hướng bị thay thế bởi các loại dịch vụ không phù hợp. Khi quá trình phi công nghiệp hóa bắt đầu - trong một nền kinh tế tiên tiến - các phân ngành của lĩnh vực dịch vụ sẽ thu được những thành quả từ ngành sản xuất trong quá khứ, như sự liên kết chặt chẽ, tăng năng suất và thúc đẩy đổi mới công nghệ. Loại lĩnh vực dịch vụ đó có thể đóng vai trò như một động lực của tăng trưởng kinh tế. Trong một nền kinh tế có đặc điểm là phi công nghiệp hóa sớm, các hoạt động dịch vụ nổi lên thường là các dịch vụ phi chính thức, thiếu tính động lực và tiềm năng tăng trưởng; dễ dàng mất ổn định dưới tác động của yếu tố bất lợi bên ngoài. Công nghiệp hóa thường đồng nghĩa với phát triển sản xuất và hầu hết các quốc gia thu nhập cao ngày nay đều đạt được sự phát triển cao thông qua chiến lược phát triển công nghiệp, sản xuất hàng hóa.

Vai trò nền sản xuất công nghiệp đối với các vấn đề quốc phòng

Sản xuất công nghiệp gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh là việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, một nội dung quan trọng xuyên suốt trong đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta. Việc tăng cường đầu tư cho sản xuất công nghiệp để bảo đảm các vấn đề quốc phòng đã được nhiều nhà kinh tế và cả các nhà quân sự chỉ ra từ sớm và được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Một nền sản xuất công nghiệp phát triển thường cung cấp kết cấu hạ tầng và năng lực sản xuất cần thiết cho việc sản xuất vũ khí và thiết bị quốc phòng trong mọi tình huống. Các nhà kinh tế quân sự lập luận rằng khả năng tồn tại của một số ngành công nghiệp (đặc biệt là các ngành sản xuất) và các yếu tố đầu vào sẵn có cho sản xuất là rất quan trọng theo quan điểm của quốc phòng.

Ngay sau Cách mạng Tháng Mười Nga, V.I. Lê-nin đặc biệt coi trọng phát triển nền sản xuất công nghiệp để bảo đảm sức mạnh quân sự. Đối với V.I. Lê-nin, công nghiệp không chỉ là phương tiện để nâng cao đời sống kinh tế của quốc gia mà còn là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang mạnh mẽ. Trong tác phẩm “Chính sách kinh tế mới - NEP”, V.I. Lê-nin cho rằng để xây dựng một nền kinh tế cộng sản, quan trọng là phải bảo vệ và phát triển các ngành công nghiệp then chốt, như sản xuất thép, sản xuất máy móc, năng lượng điện,…

Trên thế giới, xét về quan điểm, giữa các nhà kinh tế quân sự và kinh tế thuần túy, thường khác nhau về cách đặt mục tiêu phát triển công nghiệp. Các nhà kinh tế thuần túy có thể nêu mục tiêu bảo vệ quốc gia về tiêu dùng hơn là bảo vệ nền sản xuất có gắn liền hoặc có quan hệ sâu rộng đến quân sự. Còn các nhà kinh tế quân sự lại dựa trên nền sản xuất quốc phòng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp với chức năng bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu và bảo vệ quốc gia. Họ cho rằng, để tạo điều kiện cho việc bảo vệ quốc gia, phải có một nền sản xuất công nghiệp đủ mạnh, đủ đa dạng và có khả năng tự chủ cao. Điều này sẽ giúp cho quốc gia phát triển chủ động trong mọi hoàn cảnh và giảm tối đa các tác động bất lợi từ tình hình quốc tế.

Các nhà kinh tế quân sự cũng coi quốc phòng là mục tiêu của nền kinh tế; phát triển kinh tế phải gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng một cách tương xứng để bảo vệ đất nước bằng tiềm lực kinh tế (dự trữ lạnh) là yếu tố có tính quyết định bên cạnh tiềm lực quân sự. Luôn có những ngành công nghiệp quan trọng và đặc biệt quan trọng đối với nền sản xuất quốc phòng và sự phòng bị của đất nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nếu các ngành sản xuất này không được bảo đảm, điều này dễ nhận thấy trong điều kiện hiện nay. Việc tăng cường nền sản xuất quốc phòng có thể giúp cho quốc gia trở nên độc lập về mặt kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào các nước khác. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng việc phát triển nền sản xuất quốc phòng phải bảo đảm tính hiệu quả kinh tế và phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế. Mối quan hệ giữa nền sản xuất quốc gia và quốc phòng là tương đối đặc biệt đối với từng quốc gia. Sự cân nhắc kỹ lưỡng về cách phát triển cả hai khía cạnh này là quan trọng để bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững.

Công nhân gia công các sản phẩm cơ khí xuất khẩu tại Nhà máy Z117, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng_Nguồn: qdnd.vn

Nền sản xuất công nghiệp vững mạnh bảo đảm an ninh kinh tế đất nước

Quan điểm của Đảng ta luôn nhất quán trong việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại; xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng. Nghị Quyết số 29-NQ/TW, ngày 17-11-2022, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, “Về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030” đặt ra nhiệm vụ xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường, trong đó phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng, hiện đại, tự lực, tự cường, liên kết chặt chẽ với công nghiệp dân sinh, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia là nhiện vụ trọng tâm cần sớm thực hiện và đạt được.

Các ngành công nghiệp vững mạnh là một trong những cơ sở quan trọng bảo đảm cho nền kinh tế chủ động đối mặt với các thách thức từ bên ngoài, bao gồm cả tấn công mạng, tấn công vật lý và sự cạnh tranh của thị trường thương mại.

Cơ sở để khẳng định nền sản xuất công nghiệp bảo đảm an ninh kinh tế của một quốc gia, có thể được biểu hiện thông qua việc: 1- Cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày của cộng đồng để bảo đảm an sinh xã hội. 2- Tạo ra nguồn lực kinh tế, bao gồm cả lao động, vốn và tài nguyên; nền sản xuất đa dạng và vững mạnh giúp bảo vệ quốc gia khỏi những thách thức xuất phát từ sự phụ thuộc quá mức vào nguồn cung cấp từ bên ngoài. 3- Bảo đảm an ninh năng lượng bằng việc sản xuất và cung cấp năng lượng đủ để duy trì các hoạt động sản xuất và đời sống hằng ngày của nhân dân; sự đa dạng trong nguồn cung cấp năng lượng sẽ làm giảm rủi ro và tăng tính ổn định của nền kinh tế. 4- Bảo đảm việc làm; một nền sản xuất mạnh mẽ giúp duy trì và tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đồng thời giảm nguy cơ thất nghiệp, qua đó tăng cường an ninh kinh tế. 5- Bảo đảm an ninh tài chính, như tăng thu nhập quốc gia, giảm nợ và tạo ra cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực quan trọng khác của đất nước, như quốc phòng, hạ tầng giao thông, năng lượng, giáo dục, y tế... Về cơ bản, sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi duy trì ổn định và phát triển.

Các ngành công nghiệp nền tảng có thể giúp bảo đảm an ninh kinh tế mặc dù tỷ lệ đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không cao. Ví dụ như ngành sản xuất kim loại (ngành công nghiệp nền tảng) hay nền kinh tế hiện tại và tương lai không thể thiếu đất hiếm, từ máy tính, điện thoại di động, cho tới vũ khí công nghệ, hàng không vũ trụ, hay năng lượng tái tạo đều có vai trò quan trọng của những kim loại được tinh chế từ đất hiếm.

Một đặc điểm khác của an ninh kinh tế đó là mức tăng trưởng bền vững, ổn định của nền kinh tế. UNIDO đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến tăng trưởng bền vững trong dài hạn; sự thay đổi vị trí tương đối của các nền kinh tế công nghiệp phát triển và công nghiệp mới nổi về giá trị gia tăng sản xuất và xuất khẩu công nghiệp phần lớn là do những thay đổi trong khả năng cạnh tranh công nghiệp của từng quốc gia. Họ đặt chuẩn năng lực cạnh tranh công nghiệp thông qua chỉ số “Hiệu suất cạnh tranh công nghiệp”, xây dựng dựa trên khái niệm chung về năng lực cạnh tranh, trong đó nhấn mạnh sự phát triển nền sản xuất của các quốc gia. Năng lực của các quốc gia được tăng cường bằng sự hiện diện của mình trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước, đồng thời phải phát triển các lĩnh vực công nghiệp có giá trị gia tăng cao với trình độ công nghệ tiên tiến. Các quốc gia có thể học hỏi trên thị trường quốc tế và tăng khả năng cạnh tranh nếu họ phát triển năng lực về lĩnh vực công nghệ, mở rộng năng lực sản xuất và đầu tư vào kết cấu hạ tầng để bảo đảm an ninh kinh tế. Do đó, việc tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đòi hỏi các biện pháp can thiệp chính sách có chọn lọc, qua đó lợi thế so sánh được khai thác, đồng thời tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới trong quá trình phát triển công nghiệp phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Dây chuyền sản xuất tại nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy của Tập đoàn Thaco ở Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam_Nguồn: thacochulai.vn

Một số khuyến nghị

Nền sản xuất công nghiệp là nhân tố quan trọng, là cơ sở vững chắc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Một chiến lược sản xuất phù hợp cùng với các chính sách mạnh mẽ, hiệu quả để tạo động lực tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn, bảo đảm các vấn đề quốc phòng, an ninh kinh tế là cần thiết để đạt mục tiêu trên.

Trong tầm nhìn đến năm 2045 đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á, Đảng ta luôn coi trọng việc bảo đảm an ninh kinh tế. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trong đó nhấn mạnh giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước; giữ vững các cân đối lớn, chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế... Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài. Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 5-1-2017, của Bộ Chính trị, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế” và Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 13-7-2023, của Bộ Chính trị, “về bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng” với trọng tâm chính là thực hiện nghiêm quan điểm bảo vệ an ninh kinh tế là bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, an ninh, lợi ích quốc gia, thế chủ động chiến lược; bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ…

Do nguồn lực có hạn, nên không thể cùng lúc đầu tư dàn trải trên nhiều “mặt trận”. Các kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đạt được trong thời gian qua đã góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước. Tuy nhiên, song song với đó, các chính sách và ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực sản xuất từ nay đến năm 2030 cũng cần được quan tâm và tập trung đầu tư.

Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất trong nước phù hợp theo từng giai đoạn; nền sản xuất phải được coi là động lực chính cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và là trục dọc cho chiến lược tăng trưởng kinh tế hướng đến mục tiêu “đột phá” trong tăng trưởng; phi công nghiệp hóa quá sớm bằng việc rời xa các ngành sản xuất sẽ kìm hãm nhiều tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước. Việc duy trì liên tục động lực phát triển nền sản xuất công nghiệp là cần thiết để tạo cơ hội phát triển.

Thứ hai, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nền tảng phục vụ quốc phòng, an ninh theo tinh thần Nghị Quyết số 29-NQ/TW. Các ngành công nghiệp nền tảng như thép hợp kim, chíp điện tử… với tính lưỡng dụng cao có thể phát triển và thúc đẩy chúng trở thành các ngành kinh tế “chiến lược” và đặt ở tâm thế phục vụ các lĩnh vực, các ngành công nghiệp khác và xây dựng hạ tầng công nghệ của đất nước. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp nền tảng và định hình các ngành công nghiệp thế hệ tiếp theo bằng cách khuyến khích đổi mới công nghệ trong các ngành trên cơ sở nâng cao hạ tầng công nghệ.

Thứ ba, cơ cấu lại nền sản xuất trong nước bằng việc quan tâm, ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ để tăng khả năng cạnh tranh, đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất, tạo chuỗi cung ứng linh hoạt, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng để góp phần xây dựng hạ tầng công nghệ, thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi từ nền sản xuất thâm dụng lao động sang nền sản xuất thâm dụng công nghệ. Từ đó nâng cấp nền sản xuất, tăng khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền sản xuất, khai thác tối đa các cơ hội từ quá trình tái cấu trúc chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, xu hướng phát triển kinh tế xanh…, góp phần bảo đảm an ninh kinh tế./.

Nguồn: Nền sản xuất công nghiệp - mục tiêu công nghiệp hóa bảo đảm quốc phòng và an ninh kinh tế

TS LÊ VĂN LONG - Bộ Quốc phòng
www.tapchicongsan.org.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đẩy mạnh công tác quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên nước

Đẩy mạnh công tác quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên nước
Tỉnh Long An luôn xác định "nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương". Vậy nên tỉnh đã đẩy mạnh công tác quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên nước nhằm bảo vệ tài nguyên nước mặt, nước ngầm, tránh ô nhiễm môi trường, đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Hoa hậu Thùy Tiên hóa ‘chiến thần livestream’ để ‘chốt đơn’

Hoa hậu Thùy Tiên hóa ‘chiến thần livestream’ để ‘chốt đơn’
Sau Linh Miêu, Hoa hậu Thùy Tiên tiếp tục 'chốt đơn' dự án điện ảnh mới.

Thua sốc Philippines, tuyển Thái Lan nhận tin kém vui từ FIFA

Thua sốc Philippines, tuyển Thái Lan nhận tin kém vui từ FIFA
Thua sốc Philippines, đội bóng xứ chùa Vàng còn phải đón nhận tin kém vui từ FIFA.

Nông nghiệp tiếp tục “bứt phá” trong xuất khẩu

Nông nghiệp tiếp tục “bứt phá” trong xuất khẩu
Nông nghiệp Việt Nam năm 2024 vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, vừa hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng; nhờ đó nhiều mặt hàng nông sản thế mạnh, chủ lực tiếp tục được mở rộng thị trường. Xuất siêu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam nhờ đó đã đạt nhiều kỷ lục mới với 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%.

Trung Quốc lên kế hoạch xây đập thuỷ điện lớn nhất thế giới

Trung Quốc lên kế hoạch xây đập thuỷ điện lớn nhất thế giới
Trung Quốc đã phê duyệt việc xây dựng một đập thủy điện khổng lồ tại Tây Tạng. Đây sẽ là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới với công suất gấp ba lần công trình đập Tam Hiệp.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.