Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 21°C
Hải Phòng: 15°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 15°C

Nga tiếp tục giảm nguồn cung khí đốt tới Đức

Nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga tại Đức, Tập đoàn năng lượng khổng lồ Uniper, đã ghi nhận ​​nguồn cung khí đốt từ Nga tiếp tục bị cắt giảm xuống chỉ còn 1/3 khối lượng được đề xuất và thỏa thuận theo hợp đồng, người phát ngôn của công ty Đức nói với Reuters.
EU tìm cách thay thế khí đốt của Nga bằng nguồn cung từ Nigeria Nga thực sự muốn mở rộng mạng lưới khí đốt tự nhiên trong nước?
Nga tiếp tục giảm nguồn cung khí đốt tới Đức

Nga đang tiếp tục giảm lượng dòng chảy qua Nord Stream trong tuần này, xuống chỉ còn 20% công suất của đường ống, vài ngày sau khi khởi động lại liên kết ở mức 40% công suất sau khi kết thúc thời gian bảo trì.

Lời giải thích của Nga về lưu lượng khí thấp hơn đến châu Âu là do một turbine khác tại một trạm nén đang được bảo trì và sửa chữa, trong khi turbine mà Canada trả lại sau khi sửa chữa vẫn chưa được lắp đặt.

Hôm 25/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, turbine mà Siemens trả lại sẽ được lắp đặt sau khi hoàn tất mọi thủ tục, song lưu ý "Chúng tôi biết rằng chúng tôi cũng có vấn đề với các turbine khác và Siemens cũng nhận thức được điều này".

Trong khi đó, Công ty mua khí đốt lớn nhất của Nga ở Đức, Uniper, tiếp tục đấu tranh để có được nguồn cung cấp theo hợp đồng từ Gazprom, vài ngày sau khi chính phủ Đức can thiệp để giải cứu tập đoàn năng lượng, vốn đang lao đao vì nguồn cung của Nga giảm và giá cả tăng vọt.

Nhà chức trách Đức và Uniper đã đồng ý về gói cứu trợ trị giá 15 tỷ USD, bao gồm việc chính phủ Đức nắm giữ 30% cổ phần của công ty. Đức cũng cung cấp thêm vốn khả dụng lên tới 7,8 tỷ USD (7,7 tỷ euro), và ngân hàng KfW thuộc sở hữu nhà nước của Đức cung cấp cho Uniper thêm 7,1 tỷ USDE (7 tỷ euro) hỗ trợ thanh khoản thông qua việc gia tăng cơ sở tín dụng hiện có.

Các công ty Đức cũng đang cảm thấy bị kìm hãm bởi nguồn cung khí đốt thấp từ Nga và giá năng lượng cao ngất ngưởng trong năm nay.

Một trong số sáu công ty công nghiệp của Đức nhận thấy cần phải giảm sản lượng do giá năng lượng cao, một cuộc khảo sát của Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức, DIHK cho hay.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng, chỉ một nửa số công ty công nghiệp của Đức đã đáp ứng các yêu cầu về khí đốt hàng năm vào năm 2022 của họ thông qua các hợp đồng.

Nguồn: Nga tiếp tục giảm nguồn cung khí đốt tới Đức

Bình An
petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 25/2/2025: Tuổi Sửu phát triển, tuổi Thân chú ý sức khỏe

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 25/2/2025: Tuổi Sửu phát triển, tuổi Thân chú ý sức khỏe
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 25/2/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...

Thị trường chứng khoán ngày 24/2: VN Index chính thức chinh phục mốc 1.300 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 24/2: VN Index chính thức chinh phục mốc 1.300 điểm
Thị trường chứng kiến VN Index có một ngày khá biến động nhưng kết thúc ấn tượng khi đóng cửa ở mức cao nhất ngày, chính thức vượt qua mốc 1.300 điểm. Thanh khoản thị trường tăng mạnh, đạt gần 23,3 nghìn tỷ đồng, trong đó sàn HoSE chiếm gần 21.100 tỷ đồng, phản ánh sự hưng phấn của nhà đầu tư.

Hà Nội: Đề nghị điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

Hà Nội: Đề nghị điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá
Dự kiến UBND thành phố Hà Nội sẽ trình HĐND Thành phố xem xét, điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá theo Luật Thủ đô 2024.

Rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ không kéo dài

Rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ không kéo dài
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Bắc Bộ đang chịu ảnh hưởng từ đợt không khí lạnh tăng cường với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 11-13 độ C, vùng núi từ 9-11 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ C. Dự báo đợt rét này không kéo dài, khoảng ngày 27/2 trời sẽ ấm dần.

Bị phản ứng, EU bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu

Bị phản ứng, EU bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu
“Cắt giảm thuốc trừ sâu” hiện không còn nằm trong chương trình nghị sự của Ủy ban châu Âu do không đạt được kỳ vọng và bị phản đối mạnh mẽ từ nông dân.