Ngân hàng OCB của ông Trịnh Văn Tuấn có lợi nhuận suy giảm 35%, mua bán trái phiếu lỗ hơn 300 tỷ đồng và nợ xấu tăng
Bất ngờ khối nợ ngoại bảng tiềm ẩn tại Techcombank cán mốc hơn 100.000 tỷ đồng MB trở thành Tập đoàn Tài chính đa quốc gia |
Theo đó, trong quý 2, nguồn thu quan trọng là thu nhập lãi thuần của OCB vẫn tăng trưởng gần 20%, đạt hơn 1.700 tỷ đồng. Trong đó, lãi từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng đạt hơn 200 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ.
Thế nhưng, hoạt động mua bán chứng khoán, chủ yếu là trái phiếu đã khiến OCB phải ôm “trái đắng” và lợi nhuận đi xuống. Trong quý 2, ngân hàng của ông Trịnh Văn Tuấn (Chủ tịch HĐQT OCB) lỗ tổng cộng hơn 320 tỷ đồng do nghiệp vụ mua bán trái phiếu.
Nhìn về quá khứ, hoạt động mua bán trái phiếu đã từng giúp OCB thu về trên 20% tổng thu nhập của nhà bank này. Cụ thể, vào quý IV/2020, OCB từng lãi được gần 1.000 tỷ đồng từ các vụ mua bán trái phiếu.
Nguyên nhân cho sự đi xuống trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của OCB là do ảnh hưởng của thị trường, diễn biến bất lợi từ tác động chính sách thế giới, tình hình vĩ mô thay đổi.
Quý 2, đang cho thấy kết quả kinh doanh không tốt của OCB vì chứng khoán. |
Đến hết tháng 6, OCB đang giữ hơn 19.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, hơn 13.000 tỷ đồng trái phiếu do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành và khoảng 4.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Tổng giá trị trái phiếu mà ngân hàng này nắm giữ khoảng hơn 36.000 tỷ đồng, giảm hơn 8.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Nguồn thu từ kinh doanh trái phiếu giảm mạnh khiến tổng thu nhập hoạt động của OCB trong quý 2 đạt hơn 1.800 tỷ đồng, giảm 17,8% so với cùng kỳ 2021. Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng thêm 27% so với cùng kỳ khiến lợi nhuận thuần trước khi trích lập dự phòng của OCB giảm gần 35% chỉ còn hơn 1.000 tỷ đồng.
Trong quý 2, OCB cũng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 100 tỷ đồng. Sau cùng, OCB báo lãi trước thuế quý 2 đạt 903 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng, ngân hàng đạt lợi nhuận hơn 1.700 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch lợi nhuận hơn 7.000 tỷ đồng năm nay, OCB mới hoàn thành gần 25% chỉ tiêu sau 1/2 thời gian.
Kết thúc quý 2, tăng trưởng tín dụng của OCB mới đạt 7%. Huy động tiền gửi của OCB thậm chí còn giảm 2% so với hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của OCB hiện tại ở mức 1,96%, tăng cao so với mức 1,32% hồi đầu năm. Tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu (LLR) của ngân hàng cũng ở mức thấp, chỉ hơn 60%.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của OCB hiện được giao dịch ở vùng giá hơn 18.000 đồng, vốn hóa ngân hàng tương ứng đạt hơn 24.000 tỷ đồng (1,1 tỷ USD). Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu OCB giảm giá hơn 30%, cao hơn mức chung của thị trường.