Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 22°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 18°C

Ngành chăn nuôi gia cầm kiến nghị nhiều giải pháp cấp bách

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA), ngành gia cầm đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản; hàng ngàn cơ sở chăn nuôi gà, vịt phải giảm quy mô sản xuất, hoặc phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.
Vì sao doanh nghiệp xin giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương? Dùng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón: Nông dân còn thờ ơ

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA), ngành gia cầm đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản; hàng ngàn cơ sở chăn nuôi gà, vịt phải giảm quy mô sản xuất, hoặc phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.

Mới đây, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các bộ, ngành liên quan xem xét một số nhóm giải pháp cấp bách và lâu dài nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành gia cầm nước ta.

Theo văn bản kiến nghị, do ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của dịch COVID-19, chi phí vật tư đầu vào tăng cao kỷ lục, thị trường tiêu thụ bất ổn và giá sản phẩm đầu ra xuống sâu (có thời điểm giá bán một số sản phẩm gia cầm chỉ bằng 2/3 giá thành sản xuất), khiến ngành gia cầm đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản; hàng ngàn cơ sở chăn nuôi gà, vịt phải giảm quy mô sản xuất, hoặc phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.

Ngành chăn nuôi gia cầm kiến nghị nhiều giải pháp cấp bách
Ngành gia cầm đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn (Ảnh minh họa)

Để góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành gia cầm, VIPA kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng các bộ, ngành liên quan xem xét một số nhóm giải pháp cấp bách và lâu dài.

Thứ nhất, VIPA đề nghị kiểm soát chặt việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của VIPA, mỗi tháng có hàng chục ngàn tấn gà sống đẻ thải loại được nhập lậu qua biên giới vào nước ta. Đây không những là một trong các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm các chủng virus cúm gia cầm thể độc lực cao và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác vào Việt Nam mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước.

Thời gian qua cũng có rất nhiều phụ phẩm chăn nuôi có giá rất rẻ như chân, đầu, cổ, cánh, da, lòng mề gia cầm, đặc biệt gà đẻ loại thải đông lạnh đã bỏ đầu, bỏ chân và nội tạng (còn được gọi là gà dai, loại gà này phần lớn tại các nước phát triển không sử dụng làm thực phẩm cho người) vẫn được nhập khẩu với khối lượng rất lớn vào thị trường Việt Nam làm thực phẩm cho người.

Nếu tình trạng này không được kiểm soát thì không những sản xuất gia cầm trong nước ngày càng khó khăn hơn mà còn có thể gây hậu quả cho sức khỏe của người tiêu dùng nước ta.

Ngành chăn nuôi gia cầm kiến nghị nhiều giải pháp cấp bách
Nhiều loại gà thải đông lạnh vẫn được nhập khẩu với khối lượng lớn

Bên cạnh đó, VIPA kiến nghị Chính phủ kịp thời ban hành văn bản cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt từ các nước có sử dụng chất kích thích sinh trưởng Ractopamine, Cysteamine. Đồng thời, kiến nghị Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành liên quan cần triển khai ngay các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ sản xuất và sức khỏe người tiêu dùng nước ta. Theo đó, sớm xây dựng các hàng rào kỹ thuật một cách hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế (có thể tham khảo kinh nghiệm của Thái Lan và một số nước trong khu vực) nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu gia cầm, sản phẩm gia cầm.

Thứ hai, VIPA kiến nghị rà soát cắt giảm một số phí kiểm dịch, các thủ tục hành chính không cần thiết. Theo đó VIPA đề nghị Bộ Tài Chính phối hợp với Bộ NN&PTNT sớm xem xét sửa đổi quy định lô hàng tại Thông tư số 101/2020/TT-BTC để tính phí kiểm dịch và đồng thời điều chỉnh theo hướng giảm ít nhất 50% phí kiểm dịch giết mổ trên 1 con gia cầm.

Thứ ba, cần xây dựng và triển khai chương trình trọng điểm xuất khẩu sản phẩm gia cầm. Cụ thể, VIPA kiến nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công thương xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình trọng điểm xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi chủ lực (thịt gà chế biến, trứng gà/vịt, trứng chim cút qua chế biến, lông vũ, kể cả con giống…)

Thứ tư, VIPA kiến nghị Bộ NN&PTNT, Tổng Cục Thống kê và các bộ, ngành có liên quan phối hợp với các hiệp hội ngành hàng sớm thống nhất các phương pháp thống kê để cập nhật, chuẩn hóa và chia sẻ dữ liệu về ngành chăn nuôi nói chung và ngành gia cầm nói riêng.

Thứ năm, VIPA kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ sớm sửa đổi bổ sung một số chính sách đặc thù cho ngành chăn nuôi tại Nghị định số 57/2018-NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể như: Miễn, giảm tiền thuê đất, Hỗ trợ tín dụng đầu tư.

Ngoài ra, VIPA cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần làm rõ các nội dung sẽ được sửa đổi bổ sung tại NĐ số 57/2018-CP, bao gồm: Tiêu chuẩn, định mức hỗ trợ dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào lĩnh vực chăn nuôi; cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư dự án chăn nuôi, giết mổ, chế biến ứng dụng công nghệ cao; cơ chế hỗ trợ đầu tư các dự án chăn nuôi gia cầm gắn với xuất khẩu; xây dựng nhà máy tại khu chăn nuôi không có khu công nghiệp; nguồn vốn và quy trình giao vốn hỗ trợ; trình tự và thủ tục hỗ trợ đầu tư; thẩm định, thanh quyết toán.

Đồng thời, VIPA cũng kiến nghị Bộ Công thương, Bộ Tài chính tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý kịp thời một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn (nếu có) bán phá giá sản phẩm chăn nuôi, cạnh tranh không lành mạnh.

Nguồn: Ngành chăn nuôi gia cầm kiến nghị nhiều giải pháp cấp bách

N.Vũ
thuongtruong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

‘Địa chỉ đỏ’ khám phá trọn vẹn bản sắc các dân tộc

‘Địa chỉ đỏ’ khám phá trọn vẹn bản sắc các dân tộc
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam hiện lên như một bức tranh đa sắc về văn hóa 54 dân tộc anh em. Không chỉ là nơi bảo tồn, gìn giữ giá trị truyền thống, nơi đây còn trở thành “địa chỉ đỏ” giúp học sinh, sinh viên trên khắp cả nước bước vào hành trình khám phá di sản dân tộc qua những trải nghiệm chân thực nhất.

Xây dựng phương án giải quyết dứt điểm vấn đề hạn mặn

Xây dựng phương án giải quyết dứt điểm vấn đề hạn mặn
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.

Ngày 24/2: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm kèm mưa

Ngày 24/2: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm kèm mưa
(Chinhphu.vn) - Sáng nay (24/2), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở khu vực Trung Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Điểm tin ngân hàng ngày 24/2: Không có cơ sở áp dụng Basel III từ năm 2026

Điểm tin ngân hàng ngày 24/2: Không có cơ sở áp dụng Basel III từ năm 2026
Ngân hàng cắt giảm nhân sự giữa làn sóng chuyển đổi số; VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận chạm mốc tỷ đô trong năm 2025; Loạt ngân hàng triển khai gói lãi suất ưu đãi 3.99%/năm; VIB dự kiến mua lại trái phiếu trước hạn gần 1.000 tỷ đồng…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/2: Loạt sai phạm tại dự án Khu nhà ở xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/2: Loạt sai phạm tại dự án Khu nhà ở xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh
Hà Nội rà soát công trình, dự án bất động sản tồn đọng; Đấu giá lô đất liên quan “Vũ nhôm” với mức khởi điểm hơn 100 tỷ; Khánh Hòa thu hồi hơn 200 ha đất để làm khu đô thị cao cấp tại Vân Phong; Hà Nội đấu giá 15 lô đất ở tại Mê Linh, giá khởi điểm 5,6 triệu đồng/m2…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.