Hà Nội: 17°C
Thừa Thiên Huế: 19°C
TP Hồ Chí Minh: 26°C
Quảng Ninh: 12°C
Hải Phòng: 17°C

Nguy cơ cho loài người khi ngày càng phụ thuộc máy lạnh

Biến đổi khí hậu khiến con người ngày càng dùng nhiều máy lạnh nhưng việc dùng máy lạnh càng khiến biến đổi khí hậu mạnh mẽ hơn.

Bên dưới những con phố của Seville – thành phố của Tây Ban Nha có biệt danh là “El Sartén”, chảo rán của châu Âu, nơi nhiệt độ mùa hè thường xuyên lên tới 40 độ C – một chiến lược làm mát trị giá 5 triệu euro đang đưa thành phố trở lại quá khứ.

Hệ thống làm mát của người xưa

Kỹ thuật “qanat” của Ba Tư có từ hàng ngàn năm trước bố trí các kênh ngầm chứa đầy nước và hệ thống đưa không khí ngầm mát hơn lên bề mặt. Seville cũng làm theo kiểu như vậy từ năm 1992 nhưng họ đang cải tiến kỹ thuật này khi sử dụng năng lượng tái tạo để bơm nước lên đỉnh các tòa nhà. Từ đây, nước sẽ nhỏ giọt xuống bên trong các bức tường để làm mát chúng.

Nghe có vẻ vẽ vời, nhưng thực tế không phải vậy. Nhiệt độ đã trở thành mối đe dọa sức khỏe hàng đầu đối với các thành phố, không chỉ ở Seville. Năm ngoái, 645 người đã tử vong vì quá nóng ở Phoenix (bang Arizona, Mỹ). Tình hình nghiêm trọng đến mức xe cấp cứu ở Phoenix hiện phải mang theo đá, được đóng gói kín. Những người cứu hộ vài năm qua đã học được qua kinh nghiệm rằng họ có thể cứu sống người bị sốc nhiệt bằng cách cho đá lạnh xếp bao quanh để hạ nhiệt độ của nạn nhân nhanh chóng trong khi đến bệnh viện.

Phoenix cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong cuộc hành hương của người Hồi giáo đến thánh địa Mecca năm nay, ước tính có 1.300 người đã tử vong dưới cái nóng vượt quá 51 độ C. Chỉ riêng trong ba tháng qua, nhiệt độ cực cao ở New Delhi đã gây tử vong hơn 100 người, một con số có lẽ là thấp hơn thực tế rất nhiều.

Các thành phố không chỉ là nơi nóng lên nhanh nhất, do hiệu ứng tập trung của bê tông và nhựa đường và sự thiếu hụt các yếu tố làm mát tự nhiên như hồ, đất hoặc bóng râm. Vì vậy, các kiến ​​trúc sư, nhà quy hoạch đang tìm cách giảm bớt hoặc làm dịu bớt sức nóng đó, chẳng hạn như nước mát qanat bên dưới các đường phố của Seville.

Một số thành phố hiện thành lập các trung tâm làm mát, nơi người dân có thể tìm đến giải nhiệt khỏi cái nóng tạm thời. Có những thay đổi về chính sách có thể giúp ích: luật bảo vệ người lao động, kế hoạch ứng phó với đợt nắng nóng và lập bản đồ không gian có thể xác định những khu vực nóng nhất của thành phố.

Trồng cây là một phần quan trọng, chẳng hạn như nỗ lực của Singapore trong việc trồng hơn 7 triệu cây mới và tạo không gian xanh nói chung: công viên và vườn... có thể và thực sự giải nhiệt rất hiệu quả. Seville và các thành phố khác đang lắp đặt mái hiên dọc theo các con phố để tạo bóng râm; Los Angeles là một trong số nhiều nơi đang thử nghiệm "vỉa hè mát mẻ", sử dụng một loại sơn có thể giảm nhiệt xuống tới 11 độ C.

Ngày càng nhiều thành phố đang thử nghiệm mái nhà xanh, phủ cây xanh hoặc "mái nhà trắng" như ở New Delhi, nơi bê tông lộ thiên được quét vôi trắng. Và các kiến ​​trúc sư đang để trí tưởng tượng của họ bay bổng trong cuộc chiến chống lại cái nóng. Chẳng hạn, tại Abu Dhabi, Arup đã thiết kế một tòa tháp có tường kính gập được điều khiển bằng máy tính, có thể đóng mở như hoa, dựa trên vị trí của mặt trời.

Nguy cơ cho loài người khi ngày càng phụ thuộc máy lạnh
Tòa tháp có thể điều chỉnh tường kính ở Abu Dhabi

Kiến trúc bản địa cũng đang trải qua sự hồi sinh dù khiêm tốn: những ngôi nhà không cần điều hòa mà thay vào đó là hiên nhà, thông gió chéo, hồ nước và tăng độ thông thoáng giữa bên trong và bên ngoài đang ngày càng phổ biến. Các nhà quy hoạch đô thị đang quay lại với những thành phố có sân trong râm mát, hành lang và những con phố hẹp thoáng gió có thể chống lại ánh nắng mặt trời.

Họ cũng muốn quay về với gạch bùn và đá vốn hấp thụ nhiệt tốt hơn bê tông; cũng như các mái vòm, cửa sổ lớn, hành lang “lối đi thông gió” truyền thống của Nhật Bản và giếng bậc thang “bowli” truyền thống của Ấn Độ.

Ngày càng phụ thuộc vào bê tông mà máy lạnh

Nhưng ngày càng có nhiều lo lắng rằng nhiều ý tưởng trong số này dù thân thiện với môi trường nhưng lại xa xỉ và bị các nhà sản xuất, kinh doanh từ chối vì quá tốn kém. Bê tông hiện vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Theo Guardian tính toán gần đây, Trung Quốc đã đổ nhiều bê tông hơn trong hai năm so với Mỹ trong toàn bộ thế kỷ 20.

Nhìn xa hơn, các nhà quy hoạch đô thị lo ngại rằng có quá nhiều thành phố đang tự nguyện sa vào bẫy điều hòa không khí hay còn gọi là máy lạnh. Bây giờ, nhà nhà đều dùng điều hòa dù chi phí đắt đỏ, dù họ biết nó thực sự làm tăng nhiệt độ ngoài trời lên hơn một vài độ hoặc ngốn năng lượng lớn (Mỹ dùng nhiều năng lượng cho điều hòa không khí hơn toàn bộ nguồn tiêu thụ năng lượng của châu Phi). Thậm chí, máy điều hòa không khí giúp điều chỉnh cách mọi người sống phản tự nhiên khi tất cả chen chúc ở các thành phố...

Vấn đề thực sự nghiêm trọng về máy điều hòa không khí là nó không phải là một phương thuốc cho loài người mà là một cái nạng. Máy điều hòa không khí không giúp chúng ta thoát khỏi cái nóng một cách bền vững mà chỉ làm ta phụ thuộc vào nó hơn. Nhưng nếu gánh nặng đè lên cái nạng ngày càng lớn thì đến lúc nào đó, nạng sẽ gãy và hậu quả khôn lường.

Một trong những tác động chính của đợt nắng nóng, khiến nhu cầu về điện tăng vọt và gây ra căng thẳng cho lưới điện, thậm chí mất điện. Mất điện có nghĩa là không còn máy lạnh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy mất điện chỉ kéo dài hai ngày có thể khiến hơn một nửa cư dân Phoenix phải nhập viện và đe dọa tính mạng 12.000 người trong chính ngôi nhà của họ. Đến Mỹ còn vậy thì những nơi khác sẽ ra sao.

Nguy cơ cho loài người khi ngày càng phụ thuộc máy lạnh
Con người sớm muộn sẽ chịu "mặt trái" của máy lạnh

Sự phụ thuộc của chúng ta vào máy lạnh có nghĩa là chúng ta tiếp tục xây dựng những tòa nhà phụ thuộc vào nó - những khối không gian mà bên trong không có sân trong hoặc cửa sổ có thể mở thông ra được vì bị mặt kính bao quanh.

Kiến trúc đô thị kiểu này bắt đầu từ Mỹ và phù hợp ở các bang phía bắc trước kia do khí hậu tương đối mát mẻ. Sự hào nhoáng của kiến trúc này đã được nhiều quốc gia sao chép mà không lường đến sự khác biệt. Mọi sự bất hợp lý đều dẫn đến hậu quả.

Những công trình đô thị kiểu này ở nhiệt đới đang phải vật lộn để làm mát và gần như mắc kẹt trong hệ thống điều hòa. Nếu không có máy lạnh thì người trong những tòa nhà này khó sống nổi. Đáng buồn là loài người ngày càng có xu hướng sống trong các kiến trúc như vậy.

Nguồn: Nguy cơ cho loài người khi ngày càng phụ thuộc máy lạnh

Anh Tú
1thegioi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đắk Nông: Tăng cường giám sát, phát triển và bảo vệ rừng

Đắk Nông: Tăng cường giám sát, phát triển và bảo vệ rừng
Triển khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua tỉnh Đắk Nông đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát mọi biến động của rừng nhằm phấn đấu đảm bảo độ che phủ rừng đạt 40% vào năm 2025.

Trà Vinh: Chủ động ứng phó mùa hạn, mặn

Trà Vinh: Chủ động ứng phó mùa hạn, mặn
Mùa hạn, mặn năm 2024 được dự báo diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, tỉnh Trà Vinh đã chủ động lên kế hoạch sớm, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống trong cao điểm hạn, mặn, nhằm cung cấp đủ nguồn nước, đảm bảo tốt nhất cho đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh.

Những điểm xanh Quận 12: Dấu ấn xanh, sạch

Những điểm xanh Quận 12: Dấu ấn xanh, sạch
Thực hiện chuyên đề “Những điểm xanh Quận 12”, Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường đã có những trao đổi với ông Nguyễn Văn Đức, Phó Bí thư Quận ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Quận 12, TP. HCM về các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện môi trường xanh, sạch trên địa bàn.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/12: Giá căn hộ tại TP.HCM bình quân hơn 9 tỷ đồng/căn

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/12: Giá căn hộ tại TP.HCM bình quân hơn 9 tỷ đồng/căn
Hà Nội duyệt quy hoạch sử dụng đất cao ốc 148 Giảng Võ;Đất Xanh và Regal Group được giao đất xây dựng dự án 700 tỷ đồng tại Thừa Thiên Huế; Quảng Ngãi rà soát các đồ án quy hoạch tại Khu Kinh tế Dung Quất;Hà Nội chuẩn bị đấu giá hơn 19.000m2 đất tại huyện Thường Tín...là những tin tức xây dựng , bất động sản đáng chú ý

Điểm tin ngân hàng ngày 21/12: Lãi suất vay khó giảm thêm trong bối cảnh nhu cầu tín dụng tăng cao

Điểm tin ngân hàng ngày 21/12: Lãi suất vay khó giảm thêm trong bối cảnh nhu cầu tín dụng tăng cao
OceanBank chính thức đổi tên thành Ngân hàng Việt Nam Hiện Đại (MBV); Hiệp hội Ngân hàng khuyến cáo người dân cập nhật sinh trắc học trước 1/1/2025; Dự báo phục hồi lợi suất ròng (NIM) ngành ngân hàng vào năm 2025; Lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở năm 2025 giảm còn 4,7%/năm…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.