Nhận định phiên giao dịch ngày 22/3: Xung lực tăng đang rất mạnh
Nhận định phiên giao dịch ngày 21/3: Có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu Nhận định phiên giao dịch ngày 20/3: Tích lũy quanh vùng 1.240 - 1.250 điểm |
Ảnh minh họa/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Quan sát phiên giao dịch ngày 21/3 có thể nhận thấy dòng tiền mạnh đã nhập cuộc khá sớm giúp VN Index bật tăng hơn 10 điểm ngay khi mở cửa. Sau khoảng 60 phút giao dịch, nhóm VN30 có sự biến động nhẹ khiến chỉ số chung hạ nhiệt đôi chút. Tuy nhiên chỉ số chung vẫn duy trì được sự tích cực trong suốt phiên sáng và kết phiên với mức tăng 10,70 điểm.
Thị trường đã có sự đồng thuận tăng của nhiều nhóm ngành giúp sắc xanh luôn chiếm áp đảo trên bảng điện tử. Tâm điểm của phiên sáng là nhóm thủy sản với nhiều mã bật tăng mạnh như AGM, ASM, ABT, ANV, IDI… Bên cạnh đó, một vài mã bất động sản có sự đột biến tăng như D2D, HPX, PDR, KBC, DC4…
Thị trường tiếp tục duy trì sự tích cực trong phiên chiều với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu lớn. Chỉ số VN30 tăng tới 22,5 điểm với hầu hết các mã tăng điểm như MSN, VNM, SAB, VHM, VRE, FPT, PNJ, SSI, HPG, GVR, VCB, CTG, VJC, BVH, PLX… Các nhóm ngành chính như ngân hàng, chứng khoán, thép, dầu khí, thủy sản, xây dựng, bất động sản, công nghệ… đua nhau tăng điểm giúp VN Index chốt phiên với mức tăng cao nhất.
Trên bảng điện tử, số mã tăng điểm hơn gấp 3 lần số mã giảm điểm trong đó sàn HOSE có 144 sắc xanh/86 sắc đỏ và sàn HNX có 118 mã tăng/55 mã giảm điểm. Thanh khoản tiếp tục được cải thiện so với phiên trước đó khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 31.514 tỷ đồng.
Về mặt kỹ thuật, thị trường duy trì được sự tích cực trong phiên giao dịch ngày 21/3 cũng là thời điểm đáo hạn các hợp đồng chứng khoán phái sinh tháng 3. Điều này không nằm ngoài nhận định của nhiều công ty chứng khoán bởi thị trường đang có được sự hỗ trợ tích cực của dòng tiền với các phiên giao dịch có giá trị trên 1 tỷ USD. Ở khung đồ thị ngày, VN Index cho dấu hiệu hồi phục sau khi giao cắt với đường MA20 trong phiên giao dịch trước đó cùng với chỉ báo dòng tiền CMF đang hướng lên cho thấy dòng tiền mua chủ động tăng trở lại.
Các chỉ báo kỹ thuật đều cho tín hiệu xung lực tăng của thị trường đang rất mạnh trong ngắn hạn và chỉ số chung sẽ sớm thử thách vùng 1.280 - 1.290 điểm trong tháng 3/2024. Các nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, ưu tiên lựa chọn các mã thuộc nhóm ngân hàng, chứng khoán, thép.
Nguồn: Nhận định phiên giao dịch ngày 22/3: Xung lực tăng đang rất mạnh