Nhiều cam kết và quyết định mới về biến đổi khí hậu tại COP28
IMF: Kịch bản đánh giá rủi ro khí hậu cần tính đến yếu tố bất định Hàn Quốc tham gia sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu |
Khởi động nền tảng tài chính xanh
Ngày 5/12, nền tảng "Liên minh nâng cao năng lực đầu tư bền vững" do Viện Tài chính và Bền vững (IFS) trụ sở ở Bắc Kinh (Trung Quốc) khởi xướng chính thức được ra mắt. Với 20 thành viên sáng lập, nền tảng hướng tới đào tạo và huấn luyện 100.000 chuyên gia cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Dự kiến bắt đầu hoạt động từ năm 2024. Bắt đầu với các sự kiện trực tiếp sẽ diễn ra ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh.
Chủ tịch của nền tảng này cho biết nhu cầu đầu tư bền vững tại các thị trường kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển là rất cần thiết. Đặc biệt khi các nền kinh tế thiếu đi tính bền vững, điều được coi là trụ cột của hệ thống tài chính xanh. Đây cũng là rào cản trong việc huy động tài chính bền vững ở Nam bán cầu, nơi đang rất cần nguồn tài chính xanh cho ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong đó tài chính xanh được hiểu là các hỗ trợ tài chính hướng tới tăng trưởng xanh, thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sản xuất xanh và ô nhiễm môi trường.
Cam kết giảm phát thải từ việc làm mát
Tại hội nghị COP28, 63 quốc gia đã tham gia vào cam kết nhằm cắt giảm mạnh lượng khí thải liên quan đến việc làm mát. Đây được coi là nỗ lực chung nhất của thế giới nhằm giảm khí thải từ việc làm mát của người khiến trái đất nóng lên như điều hòa, làm lạnh thực phẩm, thuốc men.
Cụ thể các quốc gia tuyên bố giảm ít nhất 68% lượng khí thải liên quan đến làm mát vào năm 2050 so với mức năm 2022. Ngoài ra còn có mục tiêu thiết lập các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu vào năm 2030.
Trước tuyên bố chung này, Đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry tại COP28 cho biết muốn vạch ra một looj trình cụ thể ở tất cả các lĩnh vực để giảm lượng khí thải liên quan đến làm mát đồng thời tăng khả năng tiếp cận với hệ thống làm mát bền vững.
Đáng chú ý công suất lắp đặt các thiết bị làm mát sẽ tăng gấp 3 vào giữa thế kỷ này, trong bối cảnh dân số và nhiệt độ ngày một tăng. Đây là thách thức lên khi có khoảng 1, 2 tỷ người cần làm mát.
Nhu cầu làm mát bằng điều hòa với lượng khí thải làm mát dự kiến sẽ đạt tương đương từ 4,4 tỷ đến 6,1 tỷ tấn carbon vào năm 2050 đã làm cuộc khủng hoảng khí hậu ngày một trầm trọng.
Đáng chú chú, Ấn Độ quốc gia dự báo có nhu cầu làm mát tăng cao nhất trong các thập kỷ tới vẫn chưa tham gia tính tới ngày công bố. Lý giải cho điều này, lãnh đạo Ấn Độ cho hay quốc gia mình vẫn chưa sẵn sàng để thực hiện các mục tiêu cao hơn Nghị định thư Montreal 1992 về việc hạn chế phát thải trong làm mát.
Trong một cam kết khác của COP28 nhằm tăng gấp 3 lần năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi tỷ lệ sử dụng năng lượng hiệu quả vào năm 2030, Hoa Kỳ và gần 110 quốc gia đã lên tiến đồng ý.
Liên minh châu Âu lần đầu tiên kêu gọi cộng đồng quốc tế và các nước thông qua mục tiêu này vào hồi đầu năm nay. Sau đó Liên minh Châu Mỹ, chủ nhà COP28 và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Nhóm các nước công nghiệp phát triển và Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới đều lên tiếng ủng hộ cao kết. Theo đó tăng sản lượng năng lượng tái tạo nhằm giảm lượng khí thải.
Nguồn: COP28: Nhiều cam kết và quyết định mới về biến đổi khí hậu được thông qua