Nhiều quốc gia cấm xuất khẩu gạo – cơ hội lớn cho gạo Việt Nam
Xuất khẩu gạo: Giá thế giới lên đỉnh thập kỷ, gạo Việt Nam sắp vượt 600 USD/tấn Nhiều loại gạo Việt Nam có giá bán cao hơn Thái Lan, Ấn Độ |
Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, sẽ dừng bán ra bên ngoài một số loại gạo để hạ nhiệt giá cả trong nước. Hôm 20/7, Tổng cục Ngoại thương (thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ) thông báo dừng xuất khẩu các loại gạo không phải là Basmati (một loại gạo phổ biến tại Nam Á) để bình ổn giá trong nước. Thông báo này có hiệu lực ngay lập tức.
Việc xuất khẩu sẽ chỉ được tiến hành nếu giới chức Ấn Độ cho phép, theo yêu cầu của chính phủ nước khác, nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại nước đó. Với các đơn hàng ký từ trước, giao dịch sẽ vẫn được phép hoàn thành. Chính phủ Ấn Độ cho biết quyết định của họ sẽ tác động đến 25% tổng gạo xuất khẩu của nước này. Lệnh cấm có thể hạ nhiệt giá gạo tại Ấn Độ, nhưng sẽ gây sức ép lên giá toàn cầu trong bối cảnh các nước lo ngại El Nino phá hủy mùa màng. Giá nhiều loại ngũ cốc lớn khác cũng đang tăng vọt do căng thẳng Nga – Ukraine. Ấn Độ hiện còn hạn chế xuất khẩu lúa mỳ và đường.
Mới đây, (cuối tháng 7), Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) thông báo trên mạng xã hội của Bộ Kinh tế nước này về việc cấm xuất khẩu gạo trong 4 tháng. Lệnh cấm có hiệu lực từ 28/7, áp dụng cho tất cả các loại gạo, bao gồm gạo lứt, gạo xay xát hoàn toàn hoặc một phần và gạo tấm. UAE cũng cấm tái xuất khẩu gạo được nhập từ Ấn Độ sau ngày 20/7. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu và tái xuất khẩu gạo sẽ phải xin phép Bộ Kinh tế. Nếu được thông qua, giấy phép của họ sẽ có hiệu lực trong 30 ngày.
Ảnh minh họa. |
UAE phải nhập khẩu 90% lương thực mỗi năm. Các siêu thị và nhà cung cấp gạo tại UAE dự báo quyết định trên sẽ khiến giá tăng lên, dù chỉ là tạm thời. Năm 2022, giá lương thực tăng cao đã gây sức ép lên UAE và các nước khác tại Vùng Vịnh. Ngoài UAE, Chính phủ Nga cũng tạm thời cấm xuất khẩu gạo thô và gạo đã qua chế biến, sẽ có hiệu lực cho đến 31/12/2023. Quyết định được đưa ra để duy trì sự ổn định trên thị trường nội địa.
Lệnh cấm này không áp dụng với các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu cũng như Abkhazia và Nam Ossetia. Bên cạnh đó, gạo vẫn có thể được gửi ra nước ngoài vì mục đích nhân đạo. Quyết định của UAE và Nga được đưa ra chỉ một tuần sau khi Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cấm bán ra quốc tế các loại gạo không phải là Basmati (một loại gạo phổ biến tại Nam Á) để bình ổn giá trong nước. Việc xuất khẩu sẽ chỉ được tiến hành nếu giới chức Ấn Độ cho phép, theo yêu cầu của chính phủ nước khác, nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại nước đó. Với các đơn hàng ký từ trước, giao dịch sẽ vẫn được phép hoàn thành. Chính phủ Ấn Độ cho biết quyết định của họ sẽ tác động đến 25% tổng gạo xuất khẩu của nước này.
Cùng thời điểm với UAE, hôm 29/7, chính phủ Nga cũng thông báo cấm xuất khẩu gạo cho đến hết năm 2023. Mục đích là bình ổn thị trường trong nước. Lệnh cấm không áp dụng với các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á – Âu, cũng như Abkhazia và Nam Ossetia. Bên cạnh đó, gạo vẫn có thể được gửi ra nước ngoài vì mục đích nhân đạo. Trước đó, tháng 7/2022, Bộ Nông nghiệp Nga quyết định cấm xuất khẩu gạo, ngũ cốc và các axit amin dùng trong thức ăn chăn nuôi cho đến cuối năm. Mục đích là đảm bảo an ninh lương thực trong nước, duy trì ổn định giá cả nội địa của các sản phẩm này, cũng như hỗ trợ ngành chế biến và chăn nuôi gia súc. Sau đó, họ gia hạn thêm lệnh cấm đến hết tháng 6 năm 2023...
Cơ hội cho gạo Việt Nam?
Trước những biến đổi liên tục về tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian gần đây trên thế giới như việc Nga chính thức rút khỏi Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen; Ấn Độ và UAE tạm dừng xuất khẩu gạo,…đang tạo cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo kế hoạch, ngành nông nghiệp đã gieo cấy 7,1 triệu ha lúa với sản lượng khoảng trên 43 triệu tấn. Cho đến thời điểm này, qua công tác kiểm tra tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên cho thấy sinh trưởng phát triển của cây lúa tốt. Nếu không có điều kiện thời tiết bất thường như: mưa, bão hoặc dịch bệnh trên diện rộng, vụ Hè Thu, vụ Mùa năm nay sẽ là năm được mùa kỷ lục. Mục tiêu đạt trên 43 triệu tấn về sản lượng hoàn toàn có thể đạt được.
Theo các chuyên gia, để đạt được điều này thì từ bây giờ đến trong vòng 3 tháng, về phía cơ quan quản lý chuyên môn, cần làm việc với các địa phương kiểm tra, đánh giá quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa, nguồn nước, các giải pháp ứng phó cũng như chuẩn bị kế hoạch sản vụ Đông Xuân 2023-2024. Nhận định hiện nay, ngành hàng lúa gạo đang có điều kiện rất thuận lợi để tăng tốc xuất khẩu, các chuyên gia cho rằng, ngành nông nghiệp cần bố trí nâng diện tích sản xuất vụ Thu Đông tại Đồng bằng sông Cửu Long, theo kế hoạch ban đầu từ 650 nghìn ha nâng lên 700 nghìn ha. Đây là thời cơ cho xuất khẩu gạo của chúng ta, nếu không tranh thủ, chúng ta sẽ bỏ lỡ.
Nguồn:Nhiều quốc gia cấm xuất khẩu gạo – cơ hội lớn cho gạo Việt Nam