Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (11/7 - 17/7): Khủng hoảng nguồn cung dẫn đến biến động giá dầu và lạm phát kinh tế toàn cầu
Đức và Pháp tranh giành dầu của Ba Lan
Ba Lan sẽ không giao dầu qua cảng dầu ở Gdańsk cho Nhà máy lọc dầu Schwedt của Đức (PCK), vì dầu thô qua tuyến đường này đã được Pháp mua lại cho cơ sở Leuna. Cả hai nhà máy lọc dầu đều mua 100% dầu từ Nga trước khi Điện Kremlin gây hấn với Ukraine.
Nga dừng nguồn cung khí đốt đến châu Âu qua đường ống Nord Stream
Việc cung cấp khí đốt của Nga thông qua đường ống Nord Stream - tuyến đường xuất khẩu chính của nước này sang châu Âu, sẽ tạm dừng cho đến ngày 21/7 để bảo trì hằng năm theo lịch trình vào sáng hôm 11/7.
OPEC có khả năng tăng sản lượng dầu
“Các nước OPEC có thể sẽ có những bước tiến xa hơn", Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng - Jake Sullivan cho biết hôm thứ Hai 11/7, khi được hỏi về quan điểm của Mỹ về khả năng tăng sản lượng dầu của nhóm này.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga ngừng vận hành đường ống dẫn dầu của Kazakhstan?
Các chuyên gia năng lượng cho biết: Phương Tây sẽ bị cắt giảm sản lượng và thiệt hại hàng tỷ USD nếu Nga đình chỉ một đường ống gần như là con đường xuất khẩu dầu duy nhất từ Kazakhstan. Việc đóng cửa đường ống CPC chở dầu từ Kazakhstan đến khu cảng xuất khẩu của Nga ở Biển Đen ở cảng Novorossiisk sẽ ảnh hưởng hơn 1% nguồn cung dầu toàn cầu, làm trầm trọng thêm những gì vốn đã là cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng nhất kể từ lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập những năm 1970.
Ấn Độ có kế hoạch tăng cổ phần tại các mỏ dầu của Nga
Tập đoàn Dầu khí Tự nhiên Ấn Độ (ONGC) đang triển khai thêm nhân lực để tăng vai trò của mình tại dự án Sakhalin-1 sau khi ExxonMobil rút lui, tờ Times of India đưa tin ngày 8/7. Công ty có 20% cổ phần trong dự án năng lượng này - dự án nằm ở vùng Viễn Đông của Nga.
EU kêu gọi các nước hạn chế sử dụng khí đốt để ứng phó sự cắt giảm từ Nga
Liên minh châu Âu sẽ khuyến khích các nước thành viên cắt giảm nhu cầu khí đốt bằng cách khuyến khích các ngành công nghiệp sử dụng ít hơn, vì họ đang chuẩn bị cho việc cắt giảm thêm nguồn cung của Nga. Theo một kế hoạch dự thảo được Reuters đưa ra hôm 13/7.
Hoa Kỳ: Các thương vụ dầu khí giảm xuống do biến động giao dịch
Hoạt động giao dịch dầu khí của Mỹ giảm xuống còn 12 tỷ USD trong quý trước, giảm so với quý đầu tiên và gần 1/3 trong số 34,8 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước, do biến động giá hàng hóa khiến người mua và người bán xung đột về giá trị tài sản. Theo dữ liệu được công bố của công ty phân tích năng lượng Enverus vào hôm 14/7.
Ả Rập Xê-út tăng gấp đôi nhập khẩu dầu nhiên liệu của Nga trong quý II
Ả Rập Xê-út - nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới - đã tăng gấp đôi lượng dầu nhiên liệu Nga nhập khẩu trong quý II, để cung cấp cho các nhà máy điện nhằm đáp ứng nhu cầu làm mát mùa hè và giải phóng lượng dầu thô xuất khẩu của vương quốc này.
Ấn Độ bị chú ý vì nghi "rửa" dầu của Nga
Các nhà máy lọc dầu gần thành phố cảng Sikka - miền tây Ấn Độ, nơi tập đoàn Reliance Industries và các công ty Ấn Độ khác hoạt động, gần đây đã được chú ý vì trở thành trung tâm "rửa" dầu của Nga. Các quan chức Mỹ cho rằng dầu thô của Nga đang được tinh chế ở Ấn Độ và sau đó xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu, nhằm lách các lệnh trừng phạt đã áp đặt lên chính phủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin vì cuộc tấn công Ukraine.
Châu Âu trở thành thị trường hàng đầu cho dầu thô của Mỹ
Châu Âu đã vượt qua châu Á để trở thành khách hàng tiêu thụ nhiều dầu nhất của Mỹ lần đầu tiên sau 6 năm. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay, châu Âu nhập trung bình khoảng 213,1 triệu thùng dầu thô trong khi châu Á nhận được 191,1 triệu thùng, theo dữ liệu mới nhất của Cục điều tra dân số Mỹ. Dữ liệu cho thấy lần cuối cùng khối lượng của châu Á giảm sau châu Âu trong cùng thời kỳ 5 tháng là vào năm 2016, khi Mỹ hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô.
Giá dầu leo thang trong bối cảnh nghi vấn về quy mô tăng lãi suất của Mỹ
Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch ở châu Á vào hôm 15/7, trong bối cảnh không chắc chắn về việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ tích cực tăng lãi suất như thế nào để chống lại lạm phát tràn lan. Giá dầu Brent giao tháng 9 tăng 80 cent, tương đương 0,8%, lên 99,90 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI tăng 69 cent, tương đương 0,7% lên 96,47 USD/thùng.