Nóng câu chuyện lãi suất 2023
Số tiền khổng lồ 900 nghìn tỉ, Kho bạc Nhà nước hưởng lãi suất thế nào? Tin ngân hàng ngày 28/12: Kho bạc Nhà nước đang gửi 900.000 tỷ đồng tại những ngân hàng nào? |
Chuyên gia dự báo lãi suất sẽ bắt đầu giảm từ quý II/2023 trong bối cảnh lạm phát năm 2023 sẽ chỉ ở mức 3-3,5%. Ảnh Trà My |
Việt Nam khó đi ngược xu hướng tăng lãi suất của thế giới
“Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới. Việc giảm lãi suất thời gian tới là nỗ lực lớn để duy trì ổn định mặt bằng lãi suất thị trường… Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt của ngành ngân hàng”, TS. Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Diễn biến lãi suất trong năm 2022. Ảnh SSI |
Dưới góc nhìn của giới chuyên gia phân tích, quý II sẽ là thời điểm lãi suất sẽ bắt đầu hạ nhiệt.
TS. Ngô Ngọc Quang, chuyên gia kinh tế, Đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng: “Áp lực của các ngân hàng trung ương tăng lãi suất cũng sẽ có thể khiến lãi suất điều hành trong nước nhích nhẹ lên trong đầu năm nay. Tuy nhiên, cơ quan quản lý vẫn sẽ cố gắng ổn định tình hình trong nước. Lãi suất tiền gửi vẫn sẽ còn cao do phụ thuộc vào việc thị trường chịu sự ảnh hưởng tăng lãi suất từ phía Mỹ và chưa thể hạ xuống dưới vùng 8% trong quý 1/2023”.
Ông Trần Ngọc Báu, CEO WiGroup dự báo, lãi suất sẽ bắt đầu giảm từ quý II/2023 trong bối cảnh lạm phát năm 2023 sẽ chỉ ở mức 3-3,5% thấp hơn mức mục tiêu 4 -4,5% mà Chính phủ đặt ra.
Đồng quan điểm trên, TS Đinh Thế Hiển – chuyên gia Kinh tế cho rằng lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý đầu năm và trở về ổn định vào cuối quý II. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ có nguồn tín dụng tăng dần với lãi suất tốt từ quý II năm tới.
Chuyên gia phân tích của VNDirect cho rằng: “Áp lực lên lãi suất và tỷ giá phần nào sẽ được giải tỏa từ giữa năm 2023. Sức mạnh đồng USD vẫn sẽ duy trì ở mức tương đối trong cả năm 2023. Song chúng tôi nhận định sự kết hợp giữa hai xu hướng Fed “bớt diều hâu” hơn từ giữa 2023 và dự trữ ngoại hối Việt Nam cải thiện sẽ chặn đà giảm giá của VND, đồng thời hé mở khả năng tỷ giá cuối năm 2023 sẽ giảm 1-2% (so với mức hiện tại).
Theo chúng tôi ước tính, dự trữ ngoại hối sẽ hồi phục lên mức 102 tỉ USD vào cuối 2023, từ mức ~89 tỉ USD hiện nay. Trước khả năng lộ trình thắt chặt của các NHTW sẽ chậm dần lại, và lạm phát trong nước vẫn đang trong tầm kiểm soát, chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước chưa cần nâng lãi suất điều hành trong thời gian tới”.
Mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối
Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu có thể sẽ mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối trong thời gian tới.
”Tín hiệu tích cực là sau giai đoạn khó khăn bước sang năm 2023, chu kỳ thanh khoản sẽ được mở rộng khi tỷ giá không còn chịu áp lực, Ngân hàng Nhà nước có thể quay trở lại mua dự trữ ngoại hối, tức bơm tiền vào thông qua kênh tỷ giá”, CEO WiGroup, ông Trần Ngọc Báu nhận định.
Tính tới thời điểm hiện tại, VND giảm khoảng 3,81% so với đầu năm. Đây là mức mất giá thấp hơn nhiều nước trên thế giới.
"Hoạt động trên thị trường ngoại tệ về cơ bản diễn ra thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được các tổ chức tín dụng đáp ứng, trong đó có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Ngân hàng Nhà nước có thể mua vào ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối", ông Đào Minh Tú nhận định.
Trong năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 7 lần liên tục lên gần 5%, đánh dấu mức tăng cao nhất trong 40 năm qua. Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng 2 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức tăng 2%/năm và lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng tại tổ chức tín dụng với tổng mức tăng 0,8-2%/năm (vào các ngày 23.9 và 25.10.2022), tăng 1%/năm lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên (vào ngày 25.10.2022). Cuộc đua lãi suất huy động bắt đầu từ cuối quý II và có thời điểm lên mức 11% đến 12% vào nửa đầu tháng 12.2022. |
Nguồn: Nóng câu chuyện lãi suất 2023