Phát triển thị trường carbon từ rừng ngập mặn tại Việt Nam
UAE nỗ lực phục hồi và trồng mới rừng ngập mặn ven biển Hồi sinh những cánh rừng ngập mặn ở Khánh Hoà |
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả chất lượng và số lượng của rừng ngập mặn trên toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng do áp lực từ việc phát triển kinh tế - xã hội và nguồn tài chính cho bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế.
Hiện nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã xây dựng các cơ chế chính sách huy động các nguồn tài chính mới để thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn như một chính sách quan trọng để thực hiện Thỏa thuận Paris, cam kết giảm phát thải ròng tại Hội nghị COP26 và Tuyên bố Glasgow về rừng, đất và cam kết tự nguyện quốc gia.
Song song với sự hoàn thiện của các chính sách hành chính công, các nhà đầu tư cũng đang tìm kiếm cơ hội để mở rộng thị trường carbon cho rừng ngập mặn. Theo đó, hội thảo mang tới bức tranh toàn cảnh đối với các chương trình, dự án carbon rừng tại Việt Nam, giúp hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và các bên có liên quan trong việc trao đổi thông tin, cập nhật khung pháp lí của quốc tế và Việt Nam cũng như các yêu cầu thị trường, kỹ thuật và xã hội về thị trường carbon rừng ngập mặn.
Phát triển thị trường carbon từ rừng ngập mặn tại Việt Nam |
Phát biểu tại hội thảo, bà Phạm Thu Thủy, trưởng nhóm nghiên cứu toàn cầu về biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo và phát triển carbon thấp nhấn mạnh, việc tham gia thị trường carbon rừng ngập mặn không chỉ giúp Việt Nam thực hiện các chính sách giảm phát thải mà còn có thể tạo ra ưu thế cạnh tranh cho những hàng hóa của Việt Nam, trong đó có các sản phẩm thủy hải sản, khi các thị trường xuất khẩu đang hướng tới chỉ lưu hành các sản phẩm phát thải thấp và thân thiện với môi trường.
Các đại biểu tham gia hội thảo cùng được nghe các thông tin về đề án Thành lập thị trường carbon tại Việt Nam; những cập nhật về thị trường carbon thế giới, quy định hiện hành về thị trường carbon nói chung, tổng quan thị trường carbon rừng tại Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi triển khai thị trường carbon rừng tại Việt Nam, giúp hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách thức trong việc hiện thực hóa, vận hành các chương trình, dự án, thị trường carbon rừng và carbon rừng ngập mặn tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ sự kiện, hơn 200 đại biểu đã được tham gia khóa đào tạo “Thiết kế, thực hiện chính sách và dự án carbon rừng ngập mặn hiệu quả, hiệu ích, công bằng” nhằm hỗ trợ Việt Nam và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thiết kế và thực hiện dự án carbon từ rừng ngập mặn hiệu quả để có thể tiếp cận nguồn tài chính bền vững.
Nguồn:Phát triển thị trường carbon từ rừng ngập mặn tại Việt Nam