Hà Nội: 26°C
Thừa Thiên Huế: 32°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 26°C
Hải Phòng: 28°C

Phục hồi tầng ozon đang đi đúng hướng nhờ thành công của Nghị định thư Montreal

Một báo cáo khoa học của Liên Hợp Quốc công bố ngày 9/1 cho biết tầng ozon của Trái đất đang trên đà phục hồi trong vòng 4 thập kỷ tới.
Thúc đẩy quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone
Phục hồi tầng ozon đang đi đúng hướng nhờ thành công của Nghị định thư Montreal
Hình ảnh tầng ozon trong không gian. Ảnh: NASA

Tuy vậy, các nhà khoa học cũng cảnh báo về những tác động ngoài ý muốn đối với tầng ozon của các công nghệ mới như địa kỹ thuật.

Phục hồi tầng ozon

Trong một báo cáo được công bố 4 năm một lần về tiến trình của Nghị định thư Montreal, các chuyên gia đã xác nhận việc loại bỏ gần 99% các hóa chất làm suy giảm tầng ozon.

Nghị định thư Montreal được ký kết vào tháng 9/1987 là một thỏa thuận môi trường đa phương mang tính bước ngoặt quy định việc tiêu thụ và sản xuất gần 100 hóa chất nhân tạo, hay còn gọi là “các chất làm suy giảm tầng ozon” (ODS).

Bà Meg Seki, Thư ký điều hành Ban thư ký Ôzôn của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết: “Trong 35 năm qua, Nghị định thư Montreal đã trở thành nhà Nghị định thực sự cho môi trường. Các đánh giá của Hội đồng đánh giá khoa học vẫn là một yếu tố quan trọng trong việc Nghị định thư giúp thông báo chính sách và hỗ trợ việc ra quyết định”.

Việc khám phá lỗ thủng trong tầng ozon lần đầu tiên được công bố bởi ba nhà khoa học từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh, vào tháng 5/1985.

Báo cáo cho biết nếu các chính sách hiện tại vẫn được duy trì, tầng ozon dự kiến sẽ phục hồi về mức năm 1980 - trước khi xuất hiện lỗ thủng tầng ozon - vào năm 2040, và sẽ trở lại bình thường ở Bắc Cực vào năm 2045. Ngoài ra, Nam Cực có thể trải qua tình trạng bình thường vào năm 2066 và Bắc Cực xuất hiện tình trạng này vào năm 2045.

Sự thay đổi về kích thước của lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực, đặc biệt là từ năm 2019 đến năm 2021, chủ yếu là do các điều kiện khí tượng. Tuy nhiên, sự phá vỡ tầng ozon ở Nam Cực đang dần được cải thiện về diện tích và độ sâu kể từ năm 2000.

Nỗ lực giảm biến đổi khí hậu

Nghị định thư Montreal đã mang lại lợi ích cho những nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu, giúp tránh sự nóng lên toàn cầu vào khoảng 0,5 độ C. Vào năm 2016, Bản sửa đổi, bổ sung Kigali trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon, yêu cầu giảm dần việc sản xuất và tiêu thụ hydrofluorocarbon (HFC).

HFC không trực tiếp làm suy giảm tầng ozon nhưng là loại khí mạnh góp phần làm trái đất nóng lên và đẩy nhanh biến đổi khí hậu. Theo các chuyên gia, Bản sửa đổi, bổ sung Kigali sẽ tránh được sự nóng lên toàn cầu từ 0,3 đến 0,5 độ C vào năm 2100.

Các nhà khoa học và các nhóm môi trường từ lâu đã ca ngợi lệnh cấm toàn cầu đối với các hóa chất làm suy giảm tầng ozon là một trong những thành tựu môi trường quan trọng nhất cho đến nay và có thể tạo tiền lệ cho quy định rộng hơn về khí thải làm nóng khí hậu.

Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) Petteri Taalas cho biết: “Hành động của tầng ozon tạo tiền lệ cho hành động khí hậu. Thành công của chúng tôi trong việc loại bỏ dần các hóa chất bào mòn ozon cho thấy những gì có thể và phải làm như một vấn đề cấp bách để chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch, giảm khí nhà kính và hạn chế sự gia tăng nhiệt độ”.

Cần nghiên cứu thêm các công nghệ mới

Các nhà khoa học cho biết, lượng khí thải toàn cầu của hóa chất chlorofluorocarbon-11 (CFC-11) bị cấm, được sử dụng làm chất làm lạnh và trong xốp cách nhiệt đã giảm đáng kể từ năm 2018 sau khi tăng đột biến trong vài năm.

Báo cáo cũng cho thấy, hóa chất clo làm suy giảm tầng ozon đã giảm 11,5% trong tầng bình lưu kể từ khi đạt đỉnh vào năm 1993, trong khi hóa chất brom giảm 14,5% kể từ khi đạt đỉnh vào năm 1999.

Các nhà khoa học cảnh báo, những nỗ lực làm mát Trái đất một cách nhân tạo bằng cách bơm sol khí (aerosol) vào tầng khí quyển phía trên để phản chiếu ánh sáng mặt trời có thể làm mỏng tầng ozon và cần phải nghiên cứu thêm về các công nghệ mới nổi như địa kỹ thuật.

Các nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) và Ủy ban Châu Âu (EC) đã đóng góp vào đánh giá của báo cáo này.

Nguồn: Phục hồi tầng ozon đang đi đúng hướng nhờ thành công của Nghị định thư Montreal

Mai Đan
baotainguyenmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hậu Giang: Trợ lực cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Hậu Giang: Trợ lực cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
Sau thời gian thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp hộ đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng nhà mới, chuyển đổi nghề, đầu tư phát triển sản xuất từng bước vươn lên trong cuộc sống

Hà Tĩnh: Sắp tiến hành đấu giá quyền khác khoáng sản đối với 6 khu vực mỏ

Hà Tĩnh: Sắp tiến hành đấu giá quyền khác khoáng sản đối với 6 khu vực mỏ
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định về việc phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường trên địa bàn tỉnh này đợt 2 năm 2024 với 6 khu vực mỏ (4 khu vực mỏ đất san lấp, 2 khu vực mỏ đá xây dựng).

Thị trường chứng khoán ngày 27/9: Điều chỉnh nhẹ sau chuỗi tăng liên tiếp

Thị trường chứng khoán ngày 27/9: Điều chỉnh nhẹ sau chuỗi tăng liên tiếp
Thị trường mở đầu với đà tăng mạnh, giúp VN Index vượt mốc tâm lý 1.300 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán xuất hiện đã khiến đà tăng bị ngắt. Dù vậy, dòng tiền tích cực đã giúp thị trường giữ được sự cân bằng và chỉ điều chỉnh nhẹ sau ba phiên tăng liên tiếp.

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 28/9/2024: Tuổi Hợi may mắn, tuổi Ngọ phải tự soi mình

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 28/9/2024: Tuổi Hợi may mắn, tuổi Ngọ phải tự soi mình
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 28/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...

Hà Nội chính thức có thêm 2 khu du lịch cấp thành phố

Hà Nội chính thức có thêm 2 khu du lịch cấp thành phố
UBND TP Hà Nội chính thức công nhận Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (Chùa Hương) và khu du lịch Hồng Vân là Khu du lịch cấp thành phố.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.