Hà Nội: 20°C
Thừa Thiên Huế: 17°C
Quảng Ninh: 17°C
Hải Phòng: 21°C
TP Hồ Chí Minh: 24°C

Quảng Ninh: Kiên trì định hướng phát triển du lịch xanh bền vững

30 năm kể từ ngày lần đầu tiên được ghi danh vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên và địa chất - địa mạo của vịnh Hạ Long thực sự là một con đường dài và nhiều chông gai. Đến nay, giấc mơ đưa di sản Vịnh Hạ Long trở thành điểm đến quốc tế đã trở thành hiện thực nhờ tinh thần luôn được giữ vững: Phải đặt nhiệm vụ bảo tồn di sản lên hàng đầu, sau đó mới phát huy các giá trị di sản mang lại. Kiên quyết không đánh đổi di sản lấy phát triển kinh tế “nóng”...
Quảng Ninh: Kiên trì định hướng phát triển du lịch xanh bền vững
Vịnh Hạ Long sau 30 năm được ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới vẫn giữ gìn được những giá trị ngoại hạng của vẻ đẹp thiên nhiên.

Gìn giữ giá trị thiên nhiên của vịnh Hạ Long

Ngay sau khi Vịnh Hạ Long trở thành Di sản thiên nhiên thế giới, trước yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ bảo tồn Di sản theo Công ước về Bảo vệ văn hóa và tự nhiên năm 1972 của UNESCO, các cơ chế, chính sách đầu tiên về quản lý Di sản vịnh Hạ Long đã nhanh chóng được tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu xây dựng và ban hành. Trong đó, bước đi đầu tiên của tỉnh là việc UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý vịnh Hạ Long và ban hành Quy chế tạm thời quản lý Vịnh Hạ Long vào tháng 12 năm 1995. Quy chế tạm thời quản lý Vịnh Hạ Long là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên nhằm điều chỉnh những vấn đề cụ thể có liên quan đến vịnh, đồng thời cụ thể hóa một bước Pháp lệnh (nay là Luật Di sản Văn hóa) của Nhà nước và Công ước quốc tế bảo vệ Di sản, sau này được nhiều lần điều chỉnh, bổ sung đáp ứng yêu cầu quản lý di sản trong tình hình mới.

Đến năm 2002, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020. Kể từ thời điểm đó đến nay, cơ chế chính sách quản lý, bảo tồn Di sản nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng ngày càng được các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ di sản, như: Luật Di sản văn hóa, Nghị định về Bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam... Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Quảng Ninh ban hành các Nghị quyết chuyên đề về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Hạ Long; UBND tỉnh ban hành các quy hoạch, quy chế, kế hoạch quản lý tổng thể di sản và đối với một số lĩnh vực trọng tâm về bảo vệ môi trường, phát triển du lịch... đã góp phần nâng cao được hiệu quả công tác quản lý di sản.

Quảng Ninh: Kiên trì định hướng phát triển du lịch xanh bền vững
Đảo Ti Tốp với bãi cát trắng mịn, khung cảnh nên thơ và môi trường được giữ gìn sạch đẹp là một trong những điểm tham quan nổi tiếng của vịnh Hạ Long.

Mô hình, cơ chế quản lý di sản thường xuyên được nghiên cứu, điều chỉnh nhằm quản lý, bảo tồn di sản hiệu quả nhất, phát huy tối đa chức năng nhiệm vụ của các đơn vị. Hiện nay, Ban Quản lý vịnh Hạ Long là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các hoạt động bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long; UBND thành phố Hạ Long quản lý Nhà nước toàn diện đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên vịnh Hạ Long; các sở, ngành, địa phương khác phối hợp quản lý Vịnh Hạ Long theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định tại Quy chế quản lý Vịnh Hạ Long và thông qua cơ chế phối hợp liên ngành với hình thức đa dạng, linh hoạt như ký kết Quy chế, chương trình phối hợp liên ngành… Nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long được triển khai đầy đủ, đúng với luật pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; với sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ Việt Nam, của các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức, cá nhân ở trong nước, quốc tế, nhất là Trung tâm di sản thế giới UNESCO và Tổ chức IUCN, di sản Vịnh Hạ Long đã được quản lý, bảo vệ tốt theo các yêu cầu đề ra.

Từ năm 2013, tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra định hướng xác định chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; đưa du lịch - ngành công nghiệp “không khói” phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 24/5/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định: “Phát triển du lịch tỉnh theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược, gắn với mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”.”

Định hướng phát triển du lịch của Quảng Ninh xuyên suốt từ khi vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản đến nay, đặc biệt là hơn 1 thập kỷ trở lại đây khi Nghị quyết số 07 được ban hành và triển khai thực hiện, đều hướng đến mục tiêu phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, bền vững; gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc; quản lý, khai thác bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và phát huy giá trị di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Nhờ đó, vượt qua nhiều thách thức, trở ngại, qua một hành trình dài mang danh “Di sản thiên nhiên thế giới”, đến nay, vịnh Hạ Long vẫn cơ bản giữ gìn, bảo tồn được những nét đẹp của thiên nhiên mà tạo hóa đã ban cho, tạo ấn tượng khó phai với bạn bè và du khách bốn phương.

Quảng Ninh: Kiên trì định hướng phát triển du lịch xanh bền vững
Tại các điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long, chai nhựa đựng nước dùng một lần được thay thế bằng chai thủy tinh, góp phần hạn chế rác thải nhựa phát tán ra vịnh trong quá trình hoạt động du lịch.

Tuy nhiên, trong sự chuyển mình không ngừng của thế giới, khi thách thức của những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, Trái Đất nóng lên, nước biển dâng, dịch bệnh hoành hành và thiên tai diễn biến phức tạp... ngày càng hiện hữu, nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ giá trị thiên nhiên của vịnh Hạ Long song hành với khai thác giá trị Di sản để phát triển bền vững ngày càng khó khăn hơn. Trong giai đoạn mới, Quảng Ninh vẫn kiên định mục tiêu phát triển du lịch xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Từ đó, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn kết hợp chặt chẽ với công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và phát triển kinh tế biển. Ngày 8/8/2023, Quyết định số 2256/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tái khẳng định mục tiêu “phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia; bảo đảm trật tự an toàn xã hội”.

Kể từ khi Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 24/5/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành, Quảng Ninh đã triển khai hàng loạt giải pháp nhằm phát triển “du lịch xanh” bền vững trên vịnh Hạ Long. Để làm tốt việc bảo vệ và phát huy di sản, TP Hạ Long đã triển khai bài bản nhiều nhiệm vụ với chiến lược rõ ràng trong công tác phát triển du lịch địa phương cũng như bảo tồn những giá trị về danh thắng, khảo cổ, văn hóa bản địa. Từ năm 1995 đến nay, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã độc lập nghiên cứu và chủ động phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước xây dựng và triển khai thực hiện trên 20 đề tài nghiên cứu khoa học về các giá trị tiêu biểu Vịnh Hạ Long. Trong đó tiêu biểu phải kể đến các đề tài, như: Nghiên cứu, đánh giá về địa hình Karst của vịnh Hạ Long; giám sát giá trị đa dạng sinh học, khoanh vùng bảo vệ khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao trong vùng lõi vịnh Hạ Long; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của vịnh Hạ Long (văn hóa làng chài, văn hóa khảo cổ...). Bên cạnh đó, các giá trị di sản còn thường xuyên được giám sát, đánh giá trước tác động, biến đổi của môi trường, khí hậu và ảnh hưởng từ các hoạt động kinh tế xã hội. Hàng năm, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đều triển khai hàng chục đợt giám sát định kỳ các giá trị di sản, ngoài ra, tại các điểm đón khách tham quan, các giá trị được kiểm tra, giám sát thường xuyên, cử cán bộ theo dõi hàng ngày và ghi lại số liệu, những nguy cơ, dấu hiệu bất thường (nếu có).

Quảng Ninh: Kiên trì định hướng phát triển du lịch xanh bền vững
Một đàn cò trắng sải cánh bay trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của vịnh Di sản.

Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường, đánh giá: Suốt thời gian qua, nhiều nhiệm vụ, giải pháp nghiên cứu, bảo tồn giá trị thiên nhiên vịnh Hạ Long đã được triển khai tích cực, có hiệu quả, như: Thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long; khoanh vùng bảo tồn một số khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, bảo tồn các loài thực vật quý; lập hồ sơ một số điểm di sản địa chất - địa mạo; bảo tồn và phát huy một số giá trị văn hóa tiêu biểu của làng chài; nghiên cứu, khảo sát, khai quật một số điểm khảo cổ trên Vịnh Hạ Long... Nhiều giải pháp mang tính chất tiên phong, đột phá thể hiện sự quyết tâm ưu tiên bảo tồn nguyên vẹn các giá trị di sản, bảo vệ đa dạng sinh học được triển khai thực hiện. Nổi bật nhất là việc hoàn thành di dân các làng chài trên vịnh Hạ Long lên bờ sinh sống được thực hiện từ năm 2014; cấm đánh bắt thủy sản trong vùng bảo vệ tuyệt đối khu di sản từ năm 2018; triển khai lập các điểm quy hoạch nuôi trồng thủy sản nằm ngoài khu vực bảo vệ tuyệt đối di sản; chấm dứt hoạt động bốc xếp, chuyển tải hàng hóa rời clinker, xi măng dăm gỗ trên vịnh Hạ Long...

Du lịch xanh bền vững trên vịnh Di sản

Cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm, định hướng đã được xác định rõ ràng, xuyên suốt chặng đường 3 thập kỷ qua, đến nay, Quảng Ninh đã và đang tiếp tục đi những bước cẩn trọng, vững chắc và có hiệu quả trong nhiệm vụ vừa bảo tồn giá trị ngoại hạng về cảnh quan thiên nhiên, vừa phát huy, khai thác những giá trị ấy để đưa du lịch là một trong những ngành “kinh tế xanh” mũi nhọn của tỉnh.

Quảng Ninh: Kiên trì định hướng phát triển du lịch xanh bền vững
Đội tàu du lịch với nhiều loại hình dịch vụ đẳng cấp hoạt động trên Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Vịnh Hạ Long hiện có 502 tàu du lịch đăng ký hoạt động, trong đó có 323 tàu tham quan, 177 tàu lưu trú, 4 tàu nhà hàng và 7 du thuyền khám phá. Ngoài ra, trên Vịnh Hạ Long hiện có 590 kayak, 100 đò chèo tay, 31 xuồng cao tốc và 134 tender chuyển tải khách tham quan. Hoạt động của tàu du lịch và các dịch vụ du lịch được quản lý chặt chẽ với định hướng chung là phát triển du lịch xanh, bền vững. Từ năm 2018, với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Sở Du lịch Quảng Ninh đã xây dựng tiêu chí “Cánh buồm xanh” cho tàu thủy du lịch trên Vịnh Hạ Long. Trong giai đoạn thí điểm triển khai cấp nhãn và trao logo chứng nhận “Cánh buồm xanh” (trong 2 năm 2018 và 2019), đã có 36 tàu thủy du lịch trên vịnh Hạ Long được cấp chứng nhận. Đây là các tàu thủy đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên năng lượng, góp phần bảo vệ di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương để phát triển du lịch bền vững.

Không ngừng mở rộng các sản phẩm du lịch đặc sắc, hiện vịnh Hạ Long có 8 tuyến tham quan, du lịch và 5 cụm, điểm lưu trú nghỉ đêm. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch trên vịnh gồm: Tham quan hang động, ngắm cảnh; lưu trú nghỉ đêm; vui chơi giải trí, tắm biển; chèo kayak, chèo đò... Các dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long ngày càng được đa dạng hóa, hướng đến phát triển du lịch bền vững. Từ năm 2019 đến nay, đã có 204 doanh nghiệp, hộ kinh doanh tàu du lịch, 15 doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kayak, đò chèo tay và 51 doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản ký cam kết với Ban quản lý Vịnh Hạ Long không sử dụng sản phẩm từ nhựa dùng 1 lần trong hoạt động dịch vụ du lịch trên Vịnh. Qua đó đã giảm được 90% rác thải nhựa dùng 1 lần phải thu gom tại các điểm tham quan trên vịnh. Không chỉ các tàu du lịch, tại các hang động, điểm tham quan, khu vực từ bến cập tàu, trên đường dẫn khách tham quan được bố trí thùng rác có nắp đậy, đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ. Rác thải trên bờ hay rác trên mặt nước được nhân viên vệ sinh thu gom thường xuyên và vận chuyển ra ngoài đầu bến vào cuối ngày để đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển về bờ xử lý. Nước thải được thu gom vào hệ thống bể chứa tự hoại... góp phần giảm thiểu tác hại đến môi trường trong quá trình khai thác giá trị của vịnh Hạ Long.

Quảng Ninh: Kiên trì định hướng phát triển du lịch xanh bền vững
Khách du lịch trải nghiệm thả diều tại Khu đô thị vịnh biển Halong Marina.

Đối với các cơ sở lưu trú, từ năm 2019 Sở Du lịch tỉnh cũng đã xây dựng khung chương trình hành động về ứng dụng tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN và tập trung thúc đẩy việc áp dụng tiêu chuẩn trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên toàn bộ địa bàn tỉnh. Tiêu chuẩn này gồm 11 chỉ tiêu và yêu cầu cơ bản như chính sách và các biện pháp môi trường trong hoạt động khách sạn; việc sử dụng các sản phẩm xanh; hợp tác với các tổ chức cộng đồng ở địa phương; phát triển nguồn nhân lực; quản lý chất thải rắn; sử dụng năng lượng có hiệu quả; sử dụng nước có hiệu quả và chất lượng nước; quản lý chất lượng không khí; kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn; xử lý và quản lý chất thải; quản lý chất thải độc hại và hóa chất. Cho đến nay, không chỉ các khu nghỉ dưỡng, khách sạn 4 sao, 5 sao mà cả các khách sạn 3 sao trở xuống và một số nhà nghỉ xung quanh vịnh Hạ Long đều đã áp dụng 1 số chỉ tiêu trong bộ tiêu chuẩn này, qua đó đạt được gắn "huy hiệu bền vững" trên nền tảng “booking.com” – một trong những nền tảng trực tuyến cung cấp phòng khách sạn và các loại hình lưu trú cho khách du lịch uy tín nhất thế giới…

Nhận thức rõ được vấn đề, giá trị của vịnh Hạ Long không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mà còn là những giá trị phi vật thể độc đáo và vô giá, định hướng phát triển du lịch xanh bền vững của Quảng Ninh còn hết sức chú trọng đến việc bảo tồn giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng ngư dân thủy cư từng sinh sống trên vịnh. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn đặc biệt của vịnh Hạ Long so với các điểm đến du lịch khác.

Theo nghiên cứu, Vịnh Hạ Long là một trong những cái nôi của người Việt cổ, với ba nền văn hóa tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm, đó là văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long. Ngay tại khu vực trung tâm Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện khá nhiều dấu tích còn lại của những cư dân thời tiền sử Hạ Long tại động Mê Cung, hang Tiên Ông, hang Bồ Nâu, động Thiên Long..., cho thấy sự phát triển rực rỡ, liên tục của một nền văn hóa mang đậm sắc thái của cư dân vùng biển đảo, có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào quá trình hình thành nền văn minh Việt cổ.

Quảng Ninh: Kiên trì định hướng phát triển du lịch xanh bền vững
Biểu diễn hát giao duyên trên vịnh Hạ Long là một trong những giá trị văn hóa phi vật thể quý báu được bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ du khách tham quan ở làng chài Cửa Vạn.

Khai thác đặc trưng, giá trị văn hóa này, thời gian qua, nhiều sản phẩm du lịch văn hóa trên Vịnh Hạ Long đã ra đời, mang đến cho du khách trong nước và quốc tế những trải nhiệm thú vị và được đánh giá cao trong những năm gần đây. Ông Trần Đăng An, Giám đốc Lữ hành Halotour (TP Hạ Long) cho biết: Ngoài các sản phẩm du lịch thăm vịnh truyền thống, chúng tôi cũng kết nối tổ chức các tour đưa du khách khám phá văn hóa làng chài tại khu vực Cửa Vạn, tham quan di chỉ khảo cổ tại động Mê Cung, khu trưng bày khảo cổ tại động Tiên Ông, khu nuôi trồng và chế tác ngọc trai tại vụng Tùng Sâu, Vung Viêng mang đậm nét văn hóa làng chài của Vịnh Hạ Long. Tại đây, du khách có cơ hội tìm hiểu những giá trị văn hóa trên Vịnh Hạ Long như: Chèo thuyền nan, nghe hát giao duyên, trải nghiệm cuộc sống của ngư dân...

Đặc biệt, nhằm tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại vịnh Di sản, mới đây sản phẩm “Hành trình di sản” của Việt Thuận Group đi vào hoạt động, trở thành hải trình đầu tiên kết nối du lịch vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Sản phẩm mới này không chỉ gia tăng trải nghiệm cho du khách tại các điểm đến truyền thống mà còn mang đến các hoạt động trải nghiệm, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu giá trị địa chất địa mạo, đa dạng sinh học, giá trị về văn hóa lịch sử quý báu của vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long tại các điểm đến hấp dẫn như: Vườn quốc gia Bái Tử Long, đảo Ba Mùn, các đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen… đồng thời, góp phần quan trọng giảm tải sức ép lên môi trường, hệ sinh thái của vùng lõi di sản vịnh Hạ Long.

Quảng Ninh: Kiên trì định hướng phát triển du lịch xanh bền vững
Hai siêu tàu biển quốc tế là Noordam (quốc tịch Hà Lan) và Celebrity Solstice (quốc tịch Malta) đưa theo hàng nghìn khách du lịch đến với Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long vào đầu tháng 11 năm 2024.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Ban Quản lý vịnh Hạ Long, trong 30 năm qua, từ năm 1994 đến hết tháng 10/2024, vịnh Hạ Long đã đón tiếp khoảng 57 triệu lượt khách; trong đó có gần 26 triệu lượt khách trong nước và gần 31 triệu khách quốc tế. Đây là con số rất lớn để cho thấy, ngoài việc bảo tồn nguyên trạng Di sản theo quy định của UNESCO, công tác phát huy giá trị di sản để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của TP Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung đang đạt hiệu quả khá tích cực. Trong tất cả các chuyến hành trình đến với Di sản – Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, hầu như tất cả du khách trong và ngoài nước khi được hỏi về cảm nhận, đều dành cho vịnh Hạ Long những mỹ từ ca ngợi vẻ đẹp vô giá của cảnh quan thiên nhiên vịnh. Điều đó cũng phần nào phản ánh chính xác những nỗ lực Quảng Ninh đã thực hiện trên hành trình phát triển du lịch xanh và bền vững đối với vịnh Hạ Long…

Nguồn: Kiên trì định hướng phát triển du lịch xanh bền vững

Minh Hà
gdt.gov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam
Phát triển thị trường các-bon theo mô hình tập trung, hoạt động theo nguyên tắc thị trường dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

Hoàn thiện cơ sở pháp lý giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
Lĩnh vực chăn nuôi đóng góp 25-26% vào GDP của ngành nông nghiệp và là một trong những phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi cũng đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề bảo vệ môi trường và phát thải khí nhà kính. Do đó, để hoàn thiện cơ sở pháp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi.

CSGT tuần tra chống ùn tắc tại các cửa ngõ TP. Hà Nội

CSGT tuần tra chống ùn tắc tại các cửa ngõ TP. Hà Nội
Chiều 24/1, Cục CSGT cho biết: Từ 13h30 ngày 24/1 (25 tháng Chạp), 4 tổ CSGT thuộc Phòng Hướng dẫn, điều khiển giao thông và dẫn đoàn (Cục CSGT) đã triển khai tuần tra, chống ùn tắc tại các cửa ngõ thành phố Hà Nội.

Thị trường chứng khoán ngày 24/1: Sắc xanh lan toả, tăng hơn 5 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 24/1: Sắc xanh lan toả, tăng hơn 5 điểm
Phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khép lại với sắc xanh lan tỏa trên thị trường. Mặc dù mở đầu trong trạng thái lình xình, lực cầu đã quay trở lại mạnh mẽ trong phiên chiều, giúp VN Index đóng cửa ở vùng giá cao nhất ngày, tăng hơn 5 điểm. Thanh khoản duy trì tích cực với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu trụ cột như ngân hàng, chứng khoán và bất động sản.

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 25/1/2025: Tuổi Tuất sự nghiệp thuận lợi, tuổi Tý khá chật vật

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 25/1/2025: Tuổi Tuất  sự nghiệp thuận lợi, tuổi Tý khá chật vật
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 25/1/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.