Hà Nội: 16°C
Thừa Thiên Huế: 21°C
TP Hồ Chí Minh: 25°C
Quảng Ninh: 15°C
Hải Phòng: 17°C

Quy trình giám sát rác thải nhựa trên bãi biển

Các nhà khoa học đã xây dựng quy trình giám sát rác thải nhựa cỡ lớn (>5mm) tại bãi biển, giám sát vi nhựa trong môi trường nước cửa sông, nước biển.
Quy trình giám sát rác thải nhựa trên bãi biển
ThS Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa.

Mối nguy hại của rác thải nhựa

Lần đầu tiên, các nhà khoa học Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã áp dụng chỉ số làm sạch bãi biển CCI (clean coast index) để đánh giá độ sạch của các bãi biển tại tỉnh Thanh Hóa trong đề tài theo hướng khoa học và công nghệ biển. Cũng trong nghiên cứu này, quy trình giám sát rác thải nhựa trên các bãi biển phù hợp với thực tế tại Việt Nam đã được xây dựng.

ThS Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, rác thải nhựa là chất ô nhiễm mới nổi, khó phân hủy trong môi trường, vật chất trung gian lan truyền chất ô nhiễm, phân bố rộng và có mặt hầu hết khắp mọi nơi trên thế giới (trong môi trường nước, trầm tích của các con sông lớn, lớp băng ở hai cực của vỏ Trái đất, khu bảo tồn, quần đảo xa xôi).

Rác thải nhựa có ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Đây là phương tiện vận chuyển các loài sinh vật ngoại lai, vi sinh vật gây bệnh, xâm nhập vào chuỗi thức ăn và lan rộng ra khắp môi trường biển. Một số lượng lớn các loài sinh vật biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải nhựa.

Ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường biển đang là một trong những mối quan tâm lớn nhất hiện nay trên toàn cầu, là mối đe dọa đối với sự phát triển bền vững, gây tác động tiêu cực đến môi trường nước, hệ sinh thái thủy sinh, nền kinh tế, sức khỏe con người.

Việt Nam hiện là nước có lượng rác thải nhựa thải ra môi trường biển đứng thứ tư trên thế giới sau Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng về mật độ, bao phủ ngày càng rộng về diện tích ở các vùng ven biển nước ta, làm mất mỹ quan của các khu vực ven biển, bãi biển, mất cân bằng sinh thái, thu hẹp nơi sinh sản và môi trường của một số loài sinh vật bản địa.

Trước thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải nhựa gây ra, việc thu thập thông tin, số liệu phản ánh thực trạng rác thải nhựa ở vùng ven biển là rất cần thiết. Nhóm nghiên cứu của ThS Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự đã thực hiện “Đánh giá mức độ tích lũy rác thải nhựa tại bãi biển tỉnh Thanh Hóa”.

Đánh giá độ sạch của bãi biển

Theo ThS Nguyễn Thị Lan Hương, nhóm đã xây dựng quy trình giám sát rác thải nhựa cỡ lớn (>5mm) tại bãi biển, giám sát vi nhựa trong môi trường nước cửa sông, nước biển, trong trầm tích cửa sông, trầm tích bãi biển. Đồng thời, nhóm đã đánh giá mức độ tích lũy rác thải cỡ lớn tại 3 bãi biển gồm: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa thông qua số lượng và mật độ.

Nhóm thực hiện phân loại rác thải nhựa cỡ lớn theo vật phẩm và tính chất polymer từ đó, xác định nguồn gốc xuất phát của rác trên bãi biển. Tiếp đó, các nhà nghiên cứu đã xác định nồng độ vi nhựa có mặt trong môi trường nước, trầm tích bãi biển Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa và khu vực Cửa Hới, tỉnh Thanh Hóa. Phân loại vi nhựa theo kích thước, màu sắc, hình dạng từ đó xác định nguồn gốc xuất phát của vi nhựa và rủi ro sinh thái đối với hệ sinh thái thủy sinh.

Thông qua việc tính toán chỉ số CCI để đánh giá độ sạch bãi biển của tỉnh Thanh Hóa cho thấy, hầu hết các bãi biển được xếp vào mức sạch trung bình đến bẩn.

Vào mùa du lịch, các bãi biển có chỉ số CCI lớn hơn mùa vắng khách du lịch. Từ kết quả nghiên cứu, một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa cỡ lớn, vi nhựa ở bãi biển, môi trường nước, trầm tích phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Thanh Hóa được đề ra.

ThS Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, việc quan trắc, giám sát rác thải nhựa cần được thực hiện định kỳ, liên tục nhằm cung cấp dữ liệu cho các nhà hoạch định chính sách ở cấp Trung ương và địa phương một bức tranh tổng thể liên quan đến rác thải nhựa xâm nhập vào môi trường biển.

Hơn nữa, cần xây dựng hướng dẫn kỹ thuật của Việt Nam về giám sát rác thải nhựa tại các khu vực ở địa phương giúp các cơ quan có liên quan các cấp theo dõi định kỳ việc thực hiện chính sách về rác thải nhựa.

Các nhà khoa học cũng mong muốn có thêm nhiều chuyến khảo sát để đánh giá hoạt động du lịch, dịch vụ ảnh hưởng đến mức độ tích lũy rác thải nhựa trong môi trường vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa, làm cơ sở khoa học cho các đơn vị chức năng liên quan có giải pháp phù hợp giảm thiểu nguồn rác thải vào môi trường biển tại địa phương.

Nguồn:Quy trình giám sát rác thải nhựa trên bãi biển

Nhật Phong
giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tín chỉ carbon ở Việt Nam: Nguồn lực mới đầy tiềm năng

Tín chỉ carbon ở Việt Nam: Nguồn lực mới đầy tiềm năng
Thị trường tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam được biết đến với lần đầu bán vào năm 2023, đến nay đã bán được 10,3 triệu tín chỉ (1 tín chỉ carbon tương đương 1 tấn CO2), thu về 51,5 triệu USD, tức gần 1.250 tỷ đồng. Cùng với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững, Việt Nam đang dần hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm đáp ứng các điều kiện để kinh doanh tín chỉ carbon trong nông nghiệp. Đây là nguồn lực mới đầy tiềm năng của Việt Nam.

Bắc Bộ sắp đón thêm không khí lạnh, vùng núi có nơi dưới 2 độ C

Bắc Bộ sắp đón thêm không khí lạnh, vùng núi có nơi dưới 2 độ C
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, một bộ phận không khí lạnh từ phía Bắc đang di chuyển xuống nước ta và dự báo khoảng sáng ngày 7/2 sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ.

Lạng Sơn: Pháo đài Đồng Đăng được xếp hạng di tích quốc gia

Lạng Sơn: Pháo đài Đồng Đăng được xếp hạng di tích quốc gia
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định xếp hạng di tích quốc gia với Pháo đài Đồng Đăng, (thuộc thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn).

Hoa anh đào bung nở ở Hòa Bình

Hoa anh đào bung nở ở Hòa Bình
Những ngày đầu xuân, xóm Mừng (xã Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) trở thành điểm đến hấp dẫn với giới trẻ và khách du lịch bởi vẻ đẹp quyến rũ của những thửa ruộng bậc thang, những ruộng hoa cải vàng rực rỡ và sắc hồng tươi thắm của hoa anh đào.

Quy định về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi

Quy định về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, trong đó quy định chi tiết về việc thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.