Rác thải nhựa "ồ ạt kéo ra biển"
Giảm thiểu rác thải nhựa trong phát triển du lịch Phát động giải báo chí 'Giảm ô nhiễm nhựa đại dương' |
Rác thải nhựa luôn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng đến môi trường toàn cầu và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Khoảng 4,8 đến 12,7 triệu tấn nhựa đang đi vào đại dương mỗi năm. Theo thống kê vào năm 2019, thế giới đã thải ra biển 979.458 tấn rác thải gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái dưới nước. Số liệu này vẫn tăng lên theo từng năm và chưa có dấu hiệu giảm hay chậm lại.
Tình trạng rác thải nhựa đang ở mức báo động
Việt Nam trên vị thế là một đất nước đang phát triển với một nền kinh tế trẻ, mức sống người dân được tăng cao dẫn đến hình thức tiêu dùng thay đổi. Cho nên lượng tiêu thụ nhựa của Việt Nam đang tăng lên hàng năm ở mức hai con số (16% -18% mỗi năm giai đoạn 2010 - 2015). Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường. Trong đó có 0,28 - 0.73 triệu tấn thải ra biển (chiếm 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới). Chỉ có 27% lượng rác thải được tái chế số còn lại chưa qua xử lý mà trực tiếp thải ra môi trường qua các hình thức như chôn lấp tập trung, vứt ra ao, hồ, sông, suối,...
Rác thải nhựa đang là một vấn đề lớn. Nguồn: Internet |
Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ước tính, ở những thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày thải ra môi trường lên đến 80 tấn. Với thực trạng này, không lâu nữa Việt Nam sẽ "chìm trong biển rác" và phải đối mặt với nguy cơ "ô nhiễm trắng" (ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon gây ra).
Chỉ riêng khảo sát về lượng rác thải nhựa không được thu gom trong lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là 38,6 tấn/ngày bao gồm cả nhựa tái chế và không tái chế được. Ở vùng nông thôn có số lượng rác thải nhựa không được thu gom lớn nhất là 22,1 tấn/ngày. Nhiều hơn gấp 2 đến 3 lần so với ở thành thị và ven biển. Đa phần đều là rác thải nhựa không tái chế được, rác thải nhựa có thể tái đã được thu gom bởi các công nhân thu gom rác. Nhưng cũng không có con số thống kê cụ thể nào đáng tin cậy về lượng rác thải nhựa được thu hồi từ các hoạt động này.
Lượng rác thải nhựa đại dương tăng mỗi năm. |
Dựa trên khảo sát thực địa tại 33 bãi biển (2019-2020) đã thu được tổng 165,706 mảnh rác thải với các kích cỡ khác nhau, trung bình là 63,25 mảnh/m. Trong đó có 152,350 mảnh là nhựa chiếm 91,9% chúng xuất hiện rải rác tại các bãi biển do các du lịch để lại. Những bãi biển càng được đẩy mạnh khai thác du lịch thì càng thải ra nhiều rác thải nhựa.
Tại sao lượng rác thải nhựa chỉ "tăng không giảm" ?
Việt Nam là một trong 10 quốc gia có lượng rác thải nhựa thải ra biển lớn nhất thế giới. Không thể phủ nhận rằng điều này bắt nguồn từ thói quen tiêu dùng và xử lý rác thải của người dân Việt Nam. Đây là một vấn đề nhức nhối và được nhắc đến nhiều lần trong các hội nghị về rác thải nhựa, song vẫn còn là một dấu hỏi chấm.
Không khó để có thể bắt gặp hình ảnh chiếc túi nilon tại Việt Nam. Dù trong nhà hay ngoài chợ, dù ở thành phố hay nông thôn, dù ở ngoài đồng rộng hay trong khu sinh hoạt của nhân dân, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh những chiếc túi nilon màu sắc sặc sỡ. Tỷ lệ túi nilon chiếm đến 1/3 lượng rác thải nhựa tại Việt Nam. Mỗi năm, toàn quốc sử dụng tổng cộng xấp xỉ 30 tỷ túi nilon. Đây quả là những con số khổng lồ mà ít ai có thể ngờ đến. Chính điều này lại vô hình chung khiến lượng rác thải nhựa ngày càng nhiều.
Thói quen sử dụng túi nilong của người Việt. |
Bên cạnh thói quen tiêu dùng “gần gũi” với các bao bì đóng gói làm từ nhựa, thói quen phân loại rác thải của người Việt cũng chưa triệt để và gần như không được thực hiện. Phân loại rác thải là một trong những công đoạn đầu tiên, không thể thiếu trong quá trình tái chế, tái sử dụng, xử lý rác thải. Tùy theo từng loại rác thải khác nhau cần có các quy trình khác biệt để có thể tái sử dụng chúng. Theo bộ Tài Nguyên và Môi trường, mỗi năm chỉ có 30% lượng rác thải rắn sinh hoạt được tái chế và xử lý. Còn lại hơn 70% đều được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp. Đáng ngạc nhiên hơn, lượng túi nilon chiếm đến 8-12% và vẫn tăng dần theo từng năm.
Rác thải đổ tập trung, chưa được phân loại đúng cách. Nguồn: Người Lao động. |
Giảm việc phát sinh rác thải nhựa ngay từ khâu sản xuất hoặc giảm rác thải nhựa phát sinh trong chu trình sản xuất, tiêu dùng, nhập khẩu sản phẩm nhựa là một trong những biện pháp mang tính lâu dài và căn bản để giảm phát sinh rác thải nhựa. Do đó, các biện pháp như thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần, khuyến khích hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải, mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm thay thế sản phẩm nhựa và hạn chế nhập khẩu sản phẩm nhựa và phế liệu nhựa từ nước ngoài là những biện pháp đã được Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 quy định. |
Nguồn: Rác thải nhựa "ồ ạt kéo ra biển"