Hà Nội: 15°C
Thừa Thiên Huế: 19°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 14°C
Hải Phòng: 14°C

Singapore nghiên cứu công nghệ ứng phó với sự cố tràn dầu

Eo biển Singapore – tuyến hàng hải dài gần 70 dặm ngoài khơi phía Nam Singapore được xem là khu vực có nguy cơ cao xảy ra tràn dầu. Việc tìm ra những phương pháp xử lý hiệu quả, nhanh chóng là điều cấp thiết để bảo vệ môi trường.

Singapore đang nghiên cứu nhiều công nghệ xử lý dầu tiên tiến nhằm làm sạch môi trường biển sau sự cố tràn dầu gần đây, khiến nhiều bãi biển phải đóng cửa trong nhiều tháng.

Một trong những công nghệ nổi bật được giới thiệu là thiết bị bay không người lái trên mặt nước KOBOT-S. Đây là một loại robot ứng cứu đầu tiên khi xảy ra tràn dầu. KOBOT-S hoạt động bằng cách quay một xi-lanh nanofoam thấm hút, có thể tách dầu khỏi nước và thu gom tới 500 kg dầu mỗi giờ. Chiếc KOBOT-S dài gần 4,5 mét có thể hoạt động trong khoảng 3 giờ sau mỗi lần sạc và dễ dàng điều khiển.

Singapore nghiên cứu công nghệ ứng phó với sự cố tràn dầu
Dầu loang tại bãi biển Tanjong.

Một công cụ phổ biến khác trong việc làm sạch dầu tràn trên mặt nước là Current Buster. Tuy nhiên, công nghệ này đòi hỏi nhiều nhân lực hơn vì cần hai tàu kéo để dẫn dầu loang khỏi mặt nước. Cơ quan quản lý cảng Singapore cũng đang thử nghiệm thiết bị laser của BKR Engineering, được cho là có khả năng làm bay hơi các chất ô nhiễm như dầu, gỉ sét và muội than. Công nghệ này được sử dụng để loại bỏ cặn dầu còn sót lại trên bề mặt sau khi đã rửa bằng nước áp lực cao.

Nhằm tăng cường khả năng phát hiện dầu tràn, Cơ quan quản lý cảng Singapore đang nghiên cứu công nghệ hình ảnh siêu phổ từ Trung tâm Công nghệ Hàng hải và Ngoài khơi Singapore. Công nghệ này sử dụng dải sóng rộng hơn so với ánh sáng khả kiến và cận hồng ngoại, giúp phân biệt dầu với nước ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu, lý tưởng để giám sát vào ban đêm.../.

Nguồn: Singapore nghiên cứu công nghệ ứng phó với sự cố tràn dầu

Lê Hương
thiennhienmoitruong.vn

Tin mới nhất

Hà Giang đặt mục tiêu đón 3,5 triệu lượt khách trong năm 2025

Hà Giang đặt mục tiêu đón 3,5 triệu lượt khách trong năm 2025
Tỉnh Hà Giang xác định phát triển du lịch là khâu đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng bền vững, bảo tồn, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Đắk Lắk: "Bỏ phố về vườn": Lựa chọn của người trẻ dám nghĩ, dám làm

Đắk Lắk: "Bỏ phố về vườn": Lựa chọn của người trẻ dám nghĩ, dám làm
"Bỏ phố về vườn" là lựa chọn của những người trẻ dám sống, dám theo đuổi đam mê để tạo ra những giá trị mới cho cuộc sống. Họ là những "người hùng" của nông nghiệp hiện đại, những người đang viết nên câu chuyện về một Việt Nam xanh, sạch và bền vững.

Lâm Đồng rà soát, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

Lâm Đồng rà soát, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Công an tỉnh: Tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ô nhiễm môi trường; hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường và các hành vi có liên quan.

Soobin Hoàng Sơn lọt top 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Soobin Hoàng Sơn lọt top 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024
Trung ương Đoàn vừa công bố danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và 8 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024. Ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn đã vinh dự nhận được giải thưởng này.

Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại
Tại văn bản số 2589/VPCP-KGVX, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đồng ý trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể “Võ cổ truyền Bình Định” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.