Hà Nội: 20°C
Thừa Thiên Huế: 21°C
TP Hồ Chí Minh: 30°C
Quảng Ninh: 21°C
Hải Phòng: 21°C

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo lưu vực sông Hồng-Thái Bình

Quy hoạch LVS Hồng - Thái Bình nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông,
Sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ người dân Ứng dụng Hydro xanh hữu ích trong việc chống lại biến đổi khí hậu

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết liệt chỉ đạo tổ chức lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Đến nay, Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 6/2/2023. Đây là quy hoạch thứ 4/13 Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông lớn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo lưu vực sông Hồng-Thái Bình
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước.

Đến năm 2030, Quy hoạch hướng tới việc tích trữ, điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm hài hòa lợi ích cho các địa phương, các đối tượng sử dụng nước trong vùng, giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng cao giá trị kinh tế của nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đã tham gia.

Đến năm 2050, Quy hoạch đặt mục tiêu duy trì, phát triển tài nguyên nước, điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với các điều ước quốc tế, hợp tác song phương liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đã tham gia. Tăng cường bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm số lượng, chất lượng nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giảm thiểu tác hại do nước gây ra. Hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước được thực hiện theo phương thức trực tuyến trên cơ sở quản trị thông minh.

3 giải pháp trọng tâm

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình bao gồm chức năng nguồn nước; quản lý, điều hòa, phân bổ nguồn nước góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước cho các mục đích khai thác, sử dụng và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông; các công trình khai thác sử dụng nước trên sông; quản lý khai thác, sử dụng nước mặt bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông; nguồn nước dự phòng cấp cho sinh hoạt tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước; công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước…

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Nguyễn Minh Khuyến, Quy hoạch đưa ra 3 nhóm giải pháp quan trọng để thực hiện trong thời gian tới. Trong đó tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, chính sách, các quy chuẩn về khai thác, sử dụng, tái sử dụng tài nguyên nước; điều hòa, phân bổ, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng nước góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước; khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế.

Đối với nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách, các quy chuẩn về khai thác, sử dụng, tái sử dụng tài nguyên nước, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, bảo vệ nguồn sinh thủy, bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn; tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước, tái sử dụng nước; sửa đổi bổ sung cơ chế tài chính, cơ chế về sử dụng nguồn nước xuyên biên giới; rà soát, điều chỉnh các quy hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch;...

Đối với nhóm giải pháp điều hòa, phân bổ, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng nước góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước, quy hoạch đặt ra việc cần xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, mô hình số, bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định để đánh giá nguồn nước trên lưu vực trong điều kiện bình thường, thiếu nước nhằm hỗ trợ điều hòa, phân bổ nguồn nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình.

Trong thời kỳ quy hoạch sẽ xây dựng, hoàn thiện hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình; kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình thông qua việc kết nối, truyền thông tin, dữ liệu về hệ thống giám sát khai thác, sử dụng nước, xả nước thải theo quy định.

Nâng cao khả năng tích nước, trữ nước của các hồ chứa nước hiện có trên nguyên tắc bảo đảm an toàn; bổ sung, xây dựng mới công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước đa mục tiêu, bảo đảm cấp nước cho hạ lưu là một giải pháp nhằm đảm bảo phân bổ hài hòa nguồn nước.

Đối với giải pháp khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế, Quy hoạch tập trung ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, thông minh để sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm và tái sử dụng nước, quản lý, bảo vệ nguồn nước, phát triển nguồn nước, liên kết nguồn nước. Đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về nguồn nước xuyên biên giới, nghiên cứu chuyển giao khoa học, công nghệ sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm, tái sử dụng.

Theo Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, sự diễn biến phức tạp của nguồn nước, tác động của biến đổi khí hậu và khai thác, sử dụng nước của các quốc gia nằm trên thượng nguồn lưu vực sông làm cho lượng nước mùa khô ngày càng có xu thế suy giảm.

Trong khi đó, lượng nước phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, sản xuất công nghiệp, phát triển thủy điện ngày càng tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng, các vấn đề tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình ngày càng diễn biến phức tạp.

Với áp lực về phát triển kinh tế xã hội dẫn tới nhu cầu khai thác, sử dụng nước ngày càng gia tăng, dự báo đến 2050 tăng lên 1,12 lần so với hiện nay. Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội làm gia tăng xả nước thải, ô nhiễm nguồn nước, điển hình như sông Cầu, sông Đáy, sông Nhuệ… một số chỉ tiêu ô nhiễm đang vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,6-2,3 lần.

Do đó, việc khai thác, sử dụng nước chưa có quy hoạch và chưa quy định chức năng nguồn nước, dòng chảy tối thiểu càng làm cho nguồn nước ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, làm gia tăng nguy cơ mất an ninh nguồn nước lưu vực sông.

Nguồn: Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình, đảm bảo an ninh nguồn nước trên lưu vực sông

Lan Anh
kinhtemoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vùng ĐBSCL cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy hoạch đã duyệt

Vùng ĐBSCL cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
Chiều nay, 3/1, Hội đồng vùng ĐBSCL tổ chức hội nghị lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng.

Ninh Bình: Vụ nổ tàu chở dầu trên sông Bôi, khắc phục xong lượng dầu tràn trên bề mặt sông

Ninh Bình: Vụ nổ tàu chở dầu trên sông Bôi, khắc phục xong lượng dầu tràn trên bề mặt sông
Chủ tịch UBND xã Xích Thổ cho biết, chiều 3/1, lực lượng chức năng đã kiểm soát được lượng dầu tràn trên bề mặt sông Bôi, khắc phục xong sự cố trên.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 4/1: Thanh tra việc cấp sổ đỏ, quỹ nhà tái định cư bỏ trống

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 4/1: Thanh tra việc cấp sổ đỏ, quỹ nhà tái định cư bỏ trống
TPHCM hướng đến thành phố đa trung tâm vào năm 2050; Sau gần một thập kỷ, dự án hơn 100 tỷ đồng giữa lòng thành phố Thanh Hóa vẫn dở dang; Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho 3 dự án; HoREA đề xuất thí điểm dự án nhà ở thương mại vừa túi tiền tại các địa phương…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý

Điểm tin ngân hàng ngày 4/1: SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng

Điểm tin ngân hàng ngày 4/1: SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
Phó Tổng Giám đốc OCB xin thôi nhiệm; NCB vượt mục tiêu 2024, tăng trưởng kinh doanh ấn tượng; Eximbank ưu đãi lãi vay từ 3,8% cho doanh nghiệp nhập khẩu; HDBank phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/1: Đồng USD thế giới quay đầu giảm

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/1: Đồng USD thế giới quay đầu giảm
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/1 tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố mức 24.334 VND/USD, giảm 8 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 108,92 điểm, giảm 0,47 điểm.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.