Hà Nội: 27°C
Thừa Thiên Huế: 27°C
TP Hồ Chí Minh: 29°C
Quảng Ninh: 26°C
Hải Phòng: 27°C

Tài chính khí hậu tại COP29

Cam kết tài chính 100 tỷ đô la mỗi năm cho ứng phó biến đổi khí hậu sẽ hết hạn trong năm 2024. Bởi vậy, Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 29) đang diễn ra tại Azerbaijan còn được biết tới là hội nghị về tài chính.

Nhiệm vụ chính của gần 200 quốc gia tại Hội nghị là đưa ra một thỏa thuận đảm bảo tài trợ lên tới hàng nghìn tỷ USD cho các dự án khí hậu trên toàn thế giới trong tương lai.

Tài chính khí hậu tại COP29
Đại diện gần 200 quốc gia tham gia Hội nghị COP 29 sẽ đàm phán để đưa ra một thỏa thuận đảm bảo tài trợ lên tới hàng nghìn tỷ USD cho các dự án khí hậu trên toàn thế giới trong tương lai

Năm 2009, các nước giàu đã cam kết đóng góp 100 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ chi phí cho các nước đang phát triển chuyển đổi năng lượng sạch, thích ứng với các tác động từ việc Trái đất đang nóng lên. Cam kết trên sẽ hết hạn trong năm 2024.

Các quốc gia đang đàm phán một mục tiêu cao hơn bắt đầu từ năm tới. Mục tiêu định lượng tổng thể về tài chính khí hậu (NCQG) là một trong những trọng tâm của Hội nghị, trên cơ sở nhu cầu và ưu tiên của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tại Hội nghị lần thứ 60 (SB60) Ban bổ trợ khoa học Công nghệ hồi tháng 6/2024, các nước mới đưa ra dự thảo tài liệu đàm phán bao gồm mục tiêu, thành phần và cơ cấu nguồn tài chính. Các nước đang phát triển yêu cầu phải có mục tiêu định lượng mức đóng góp tài chính, nhưng các nước phát triển lảng tránh và coi đây là “giới hạn đỏ”. Trong quá khứ, nguồn tài chính công chiếm phần lớn đóng góp cho mục tiêu 100 tỷ USD.

Tại phiên khai mạc COP29, Thư ký điều hành UNFCCC Simon Stiell thúc giục các quốc gia thiết lập một mục tiêu tài chính khí hậu mới mạnh mẽ hơn. Nhấn mạnh rằng tài chính khí hậu là vấn đề an ninh toàn cầu, ông Simon Stiell bác bỏ tất cả quan điểm coi khoản tài chính này là khoản từ thiện.

Ngay sau khi chương trình nghị sự COP29 được thông qua, hàng loạt các phiên họp về tài chính đã diễn ra. Các nước đang phát triển do G77 và Trung Quốc dẫn đầu đã kêu gọi các nước phát triển cần cung cấp ít nhất 1,3 nghìn tỷ USD mỗi năm. Khoản tiền này dùng để triển khai các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, bù đắp tổn thất và thiệt hại tại các nước đang phát triển.

Mới đây nhất, tại Hội nghị Đối thoại cấp bộ trưởng lần thứ VI về tài chính khí hậu diễn ra hôm nay, 14/11, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD chỉ ra, vào năm 2022, các nước phát triển đã cung cấp và huy động tổng cộng 115,9 tỷ USD tài chính khí hậu cho các nước đang phát triển, lần đầu tiên vượt mục tiêu 100 tỷ USD hàng năm.

Tài chính khí hậu tại COP29
Đoàn đàm phán Việt Nam tham gia Hội nghị Đối thoại cấp bộ trưởng lần thứ VI về tài chính khí hậu ngày 14/11

Trong khi đó, các nước đang phát triển tiếp tục đề nghị nâng cao mức hỗ trợ trong thời gian tới. Quan điểm của Việt Nam là kêu gọi thiết lập một định nghĩa rõ ràng, toàn diện về tài chính khí hậu. Nếu không thì khó có thể đánh giá và xem xét rằng liệu mục tiêu 100 tỷ đô la Mỹ đã đạt được hay chưa.

Tại Hội nghị này, Việt Nam đề xuất: NCQG cần đủ để đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển, ít nhất là 1,3 nghìn tỷ USD mỗi năm cho tới năm 2035. NCQG cần phải nhắc lại sự cần thiết của các nguồn lực công cho thực hiện các Kế hoạch Thích ứng quốc gia và hợp phần thích ứng biến đổi khí hậu trong NDC của các nước đang phát triển.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tài chính khí hậu sẽ không bao gồm các khoản vay không ưu đãi, các khoản vay theo lãi suất thị trường với các điều khoản ưu đãi khác như thời gian hoàn vốn và ân hạn, tín dụng xuất khẩu và đầu tư.

Trong các cuộc họp trước đó, nhóm SUR (bao gồm các nước Argentina, Brazil, Ecuador, Paraguay và Uruguay) cho biết: NCQG là một công cụ quan trọng để nâng cao năng lực của các nước đang phát triển để thực hiện cả Công ước và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trong thập kỷ quan trọng hiện nay. Nhóm kỳ vọng NCQG trở thành nền tảng cho các mục tiêu cao hơn trong vòng cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) tiếp theo. NCQG phải tương thích với nhu cầu cụ thể từ các nước đang phát triển, cũng như tương thích với các giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm giữ mức tăng trung bình của nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5°C.

Các quốc gia đảo nhỏ (AOSIS) kêu gọi "tập trung vào mở rộng các nguồn tài chính và tăng cường khả năng tiếp cận, bao gồm việc áp dụng mức phân bổ tối thiểu tương ứng cho Nhóm các quốc gia đảo nhỏ đang phát triển (ít nhất 39 tỷ USD mỗi năm) và Nhóm các nước kém phát triển (ít nhất 220 tỷ USD mỗi năm) trong mục tiêu tài chính của NCQG".

Tài chính khí hậu tại COP29
Các nước đang phát triển dkêu gọi các nước phát triển cần cung cấp ít nhất 1,3 nghìn tỷ USD mỗi năm, từ nay đến năm 2035

Nhóm các quốc gia có đồng quan điểm (LMDC) cũng kêu gọi ít nhất 1,3 nghìn tỷ USD mỗi năm, coi đây là trách nhiệm duy nhất mà các nước phát triển cần hỗ trợ các nước đang phát triển.

Hội nghị COP 28 vào năm ngoái đã thống nhất thành lập Quỹ Tổn thất và thiệt hại với mức vốn hóa ban đầu là 700 triệu USD. Mặc dù được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều khoản đóng góp mới nhưng tại COP 29 năm nay, đến thời điểm hiện tại mới chỉ có Thụy Điển đưa ra cam kết 19 triệu đô la cho Quỹ, với điều kiện Chính phủ thông qua.

Từ phía Nhóm các ngân hàng phát triển đa phương (MDB), nhóm này thông báo cung cấp vượt quá dự báo tài chính khí hậu năm 2025 (được đưa ra hồi năm 2019). Trong năm qua, tài chính khí hậu trực tiếp tăng 25% và nguồn huy động cho các nỗ lực khí hậu tăng gấp đôi.

MDB ước tính, đóng góp tài chính khí hậu của họ cho các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình có thể đạt lũy kế 120 tỷ USD vào năm 2030, bao gồm 42 tỷ USD cho thích ứng với biến đổi khí hậu. MDB cũng đặt mục tiêu huy động 65 tỷ USD hàng năm từ khu vực tư nhân.

Đối với các nước thu nhập cao, khoản hỗ trợ hàng năm dự kiến sẽ đạt 50 tỷ USD, bao gồm 7 tỷ USD để thích ứng với biến đổi khí hậu và MDB cũng đặt mục tiêu huy động 65 tỷ USD từ khu vực tư nhân.

Các bên cho vay bao gồm Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển Hội đồng Châu Âu (CEB), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD), Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), Nhóm Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB), Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (IsDB) và Ngân hàng Phát triển Mới.

Nguồn: Tài chính khí hậu tại COP29

Chu Thanh Hương
baotainguyenmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sự nghiệp Messi chao đảo

Sự nghiệp Messi chao đảo
Lionel Messi, cái tên đồng nghĩa với sự phi thường trong thế giới bóng đá, đang trải qua những ngày tháng 11 đầy sóng gió.

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Sáng 15/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì buổi lễ.

Làng rau Trà Quế được công nhận "Làng Du lịch tốt nhất" năm 2024

Làng rau Trà Quế được công nhận "Làng Du lịch tốt nhất" năm 2024
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết, làng rau Trà Quế vừa được UN Tourism công nhận “Làng Du lịch tốt nhất” năm 2024.

Ngăn chặn, đẩy lùi bệnh “sợ trách nhiệm”

Ngăn chặn, đẩy lùi bệnh “sợ trách nhiệm”
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng khơi dậy, phát huy cao nhất ý thức, trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì Nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong đó, việc ngăn chặn, đẩy lùi bệnh “sợ trách nhiệm” là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng.

Tài chính khí hậu tại COP29

Tài chính khí hậu tại COP29
Cam kết tài chính 100 tỷ đô la mỗi năm cho ứng phó biến đổi khí hậu sẽ hết hạn trong năm 2024. Bởi vậy, Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 29) đang diễn ra tại Azerbaijan còn được biết tới là hội nghị về tài chính.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.