Tây Ninh: Hạ tầng giao thông - “công cụ” thiết yếu để phát triển kinh tế - xã hội
Tây Ninh: Phát triển sầu riêng VietGAP, khẳng định thương hiệu Tây Ninh: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá |
Thi công một cây cầu trên địa bàn Tây Ninh (ảnh minh hoạ) |
Tây Ninh được quy hoạch 3 tuyến cao tốc, 5 quốc lộ
Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1.9.2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tây Ninh được quy hoạch 3 tuyến cao tốc với tổng chiều dài 113km. Cụ thể: Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (CT.02) đoạn Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) - Đức Hoà (tỉnh Long An) dài 84km, quy mô 6 làn xe, giai đoạn đầu tư trước năm 2030. Trong đó, đoạn cao tốc đi qua Tây Ninh dài 21,6km. Kế đến là tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (CT.31) chiều dài khoảng 50km (đoạn qua Tây Ninh dài 26,3km), quy mô 6 làn xe, đầu tư trước năm 2030. Thứ 3 là tuyến cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (CT.32) có chiều dài khoảng 65km, quy mô 4 làn xe, đầu tư giai đoạn 1 (đoạn từ Gò Dầu đến thành phố Tây Ninh) trước năm 2030, đoạn còn lại đầu tư sau năm 2030.
Tây Ninh cũng được quy hoạch 5 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài đoạn qua tỉnh khoảng 474km (trong đó bổ sung 3 tuyến mới là 14C, 22C, 56B, với tổng chiều dài khoảng 342km), cụ thể: quốc lộ 22 có điểm đầu tại ngã tư An Sương, điểm cuối tại cửa khẩu Mộc Bài, dài 59km, quy mô quy hoạch 4-6 làn xe. Quốc lộ 22B có điểm đầu giao với quốc lộ 22 (tại Gò Dầu), điểm cuối tại cửa khẩu chính Chàng Riệc (huyện Tân Biên), dài 104km, quy mô quy hoạch tối thiểu 2-4 làn xe.
Quốc lộ 22C có điểm đầu kết nối vào đường Vành đai 3 (đoạn Tân Vạn - Mỹ Phước, thuộc tỉnh Bình Dương), điểm cuối là cửa khẩu chính Kà Tum (huyện Tân Châu), dài khoảng 120km, quy mô quy hoạch tối thiểu 2-4 làn xe. Hướng tuyến đoạn qua tỉnh Tây Ninh đi dọc hồ Dầu Tiếng theo đường tỉnh 781-781B đến ngã tư Tân Hưng - đường 785 đến cửa khẩu chính Kà Tum, dài khoảng 70km.
Quốc lộ 14C có điểm đầu giao với đường Hồ Chí Minh (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), điểm cuối giao đường N2 (huyện Đức Hoà, tỉnh Long An), dài khoảng 728km, quy mô quy hoạch tối thiểu 2-4 làn xe. Quốc lộ này cơ bản đi theo hướng đường hiện tại đến huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) rồi đi dọc theo biên giới với Campuchia đến huyện Đức Hoà (Long An), giao với đường N2. Lộ trình tuyến đoạn qua tỉnh Tây Ninh bắt đầu từ cầu Sài Gòn (giáp tỉnh Bình Phước), theo nhiều tuyến đường hiện hữu trong tỉnh qua thị trấn Bến Cầu - đến đường 786 tới ranh tỉnh Long An (dài khoảng 201km).
Quốc lộ 56B có điểm đầu giao với quốc lộ 56, thành phố Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), điểm cuối tại cửa khẩu chính Phước Tân (huyện Châu Thành, Tây Ninh), dài khoảng 164km, quy mô quy hoạch tối thiểu 2-4 làn xe. Lộ trình tuyến đoạn qua tỉnh Tây Ninh như sau: bắt đầu từ cầu kết nối với tỉnh Bình Dương (vượt sông Sài Gòn) - ngã ba Cây Me - đường 782 - ngã ba Bàu Đồn - đường 784 - ngã tư Tân Bình - đường 785 - ngã ba Cầu Gió - đường Trần Văn Trà - quốc lộ 22B - đường 781 đến cửa khẩu chính Phước Tân, dài khoảng 71km.
Mở rộng kết nối vùng, các địa phương lân cận
Tây Ninh có 3 tuyến giao thông kết nối Thành phố Hồ Chí Minh theo hiện trạng. Trước tiên là đường 789 (Tây Ninh) kết nối với tỉnh lộ 6 (Thành phố Hồ Chí Minh), trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh có kế hoạch đầu tư nâng cấp tuyến đường này đạt tiêu chuẩn đường cấp II (nền đường 22,5m, mặt đường 21,5m). Thứ 2 là hương lộ 2 (đoạn phía Tây Ninh quy hoạch thành đường tỉnh, quy mô tối thiểu cấp III, đầu tư sau năm 2030). Thứ 3 là hương lộ 10, đã được Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2018.
Đối với tỉnh Bình Dương, Tây Ninh định hướng có 6 tuyến kết nối, trong đó có 3 tuyến kết nối hiện hữu và 3 tuyến kết nối mới, cụ thể: tuyến kết nối hiện hữu gồm đường 781 (Tây Ninh) kết nối đường ĐH.702 (Bình Dương) tại cầu Sài Gòn; đường Đất Sét - Bến Củi (đoạn từ UBND xã Bến Củi) kết nối đường đô thị (thị trấn Dầu Tiếng) tại cầu Bến Củi; đường kết nối từ đường tỉnh 784 (Tây Ninh) đến đường tỉnh 744 (Bình Dương) tại cầu mới. Tuyến quy hoạch mới gồm 2 cầu vượt sông Sài Gòn để kết nối từ đường 789 (Tây Ninh) đến đường 744 (Bình Dương) giai đoạn sau năm 2030, bao gồm cầu kết nối khu vực ngã ba Cây Me, cầu kết nối khu vực xã Đôn Thuận (trên đường quy hoạch mở mới từ khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phước Đông - Bời Lời đến Bình Dương); đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hoà (kết nối qua cầu Thanh An), được Bộ Giao thông Vận tải đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.
Đối với Long An, Tây Ninh định hướng có 4 tuyến kết nối, trong đó có 2 tuyến kết nối hiện hữu và 2 tuyến kết nối mới. Cụ thể, hiện hữu là đường 787 (Tây Ninh) kết nối đường 821 (Long An); đường 786 (Tây Ninh) kết nối đường 838C (Long An). Quy hoạch tuyến kết nối mới bao gồm mở mới tuyến kết nối từ trung tâm 2 xã cánh Tây, thị xã Trảng Bàng (đường An Thạnh - Trà Cao) đến xã Mỹ Thạnh Bắc (Long An); đầu tư nâng cấp đường và xây dựng cầu mới vượt sông Vàm Cỏ Đông tại bến phà Phước Chỉ - Lộc Giang (hai địa phương đồng kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương).
Thi công một tuyến đường ở Tân Biên (ảnh minh hoạ) |
Đối với Bình Phước, Tây Ninh hiện có 2 tuyến kết nối hiện hữu và 1 tuyến kết nối mới. Các tuyến hiện hữu gồm đường 794 (Tây Ninh) kết nối với đường 752 (Bình Phước); đường 792 (Tây Ninh) kết nối đường 754 (Bình Phước), là tuyến trùng quy hoạch đường tuần tra biên giới, đoạn phía Tây Ninh sẽ được Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đầu tư trong giai đoạn 2022-2025. Tuyến kết nối mới bao gồm kết nối từ đường đi bến phà Cây Khế (xã Tân Hoà, huyện Tân Châu, Tây Ninh) đến huyện Hớn Quảng (tỉnh Bình Phước), trong đó có xây dựng cầu bắc qua sông Sài Gòn, dự kiến đầu tư sau năm 2030.
Nguồn: Mở hướng thành lập vườn quốc gia đầu tiên của Bình Định