Hà Nội: 18°C
Thừa Thiên Huế: 21°C
TP Hồ Chí Minh: 27°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 18°C

Tây Ninh: Nông dân khó tiếp cận chính sách

Chiều 28.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2022. Ông Trương Tấn Đạt- Phó Giám đốc Sở chủ trì hội nghị.
Tây Ninh: Ứng dụng công nghệ SCADA trong thực hiện chuyển đổi số trên lưới điện trung thế Tây Ninh: Hiệu quả của kênh tiêu
Nhiều thiết bị máy móc đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng nông dân không được hỗ trợ nên khó tiếp cận (ảnh minh hoạ).
Nhiều thiết bị máy móc đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng nông dân không được hỗ trợ nên khó tiếp cận (ảnh minh hoạ).

Báo cáo tại hội nghị, ông Lâm Văn Tính- Phó trưởng Phòng Phát triển nông thôn cho biết, từ năm 2019 đến nay, Sở đã tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh ban hành và thực hiện các nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2019-2025, trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thuỷ sản và chính sách hỗ trợ phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Trong đó, chính sách hỗ trợ vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đã hỗ trợ được 13 dự án, với tổng kinh phí là 4,672 tỷ đồng, đạt 30%, giúp các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp theo đúng mục tiêu.

Chính sách hỗ trợ liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã hỗ trợ cho 8 dự án (1 dự án cấp tỉnh và 7 dự án cấp huyện), tổng diện tích thực hiện là 2.230,5 ha, 850 con bò của 962 hộ dân, tổng kinh phí hỗ trợ là 8,635 tỷ đồng, đạt 54,8%. Hiện có 3 dự án mới đang chờ thẩm định.

Chính sách đặc thù hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được triển khai từ năm 2020 đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư nào được thụ hưởng do không đáp ứng được những quy định; một số doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng lại nằm ngoài quy hoạch của tỉnh.

Chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thuỷ sản mới được ban hành, hiện có 17/20 hồ sơ đăng ký đủ điều kiện đang chờ triển khai thực hiện.

Chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thuỷ sản và chính sách hỗ trợ phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Chính sách hỗ trợ phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước mới được ban hành đang lấy ý kiến dự thảo quyết định ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng.

Tuy nhiên, theo ông Lâm Văn Tính, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện các chính sách, số lượng dự án, kế hoạch đề nghị hỗ trợ chưa được nhiều do các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện để được hỗ trợ.

Tây Ninh: Nông dân khó tiếp cận chính sách
Nông dân khó tiếp cận với chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Trong khi đó, tập quán, thói quen canh tác của người dân là bán ngay tại ruộng, dễ phá vỡ hợp đồng do sự chênh lệch về giá bán giữa doanh nghiệp thu mua và thương lái bên ngoài. Một số chuỗi liên kết không ổn định do ký hợp đồng theo vụ hoạch năm.

Hoạt động của các HTX chưa đáp ứng vai trò chủ trì để tạo dựng những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; phần lớn các tổ chức sản xuất (HTX, THT) chưa chủ động tìm kiếm doanh nghiệp, định hướng sản xuất cho thành viên.

Mặt khác, các trình tự, thủ tục tiếp cận chính sách còn phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn thẩm định; hệ thống văn bản để vận dụng chính sách chưa đồng bộ, một số chính sách, người dân cần có vốn đối ứng khá cao để thực hiện dự án.

Trên thực tế có rất ít HTX có năng lực tổ chức cung cấp các dịch vụ trong nông nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, ngoài một số ít HTX có hợp đồng tiêu thụ, còn có các THT, nông dân có hợp đồng với doanh nghiệp thu mua. Tuy nhiên, theo quy định của chính sách, việc hỗ trợ đều phải thông qua các dịch vụ tập trung của HTX, do đó, việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ còn hạn chế.

Liên quan đến những hạn chế trong việc triển khai các chính sách, đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố và người dân đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các sở, ban, ngành có hướng dẫn cụ thể đối với các vướng mắc khi khai triển khai thực tế.

Nguồn: Nông dân khó tiếp cận chính sách

Minh Dương
baotayninh.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển thể thao học đường

Pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển thể thao học đường
Ngày 12/2, diễn ra ký kết thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực thể thao giữa Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Cục Thể dục thể thao (Bộ VHTT&DL).

Hà Nội: Hội tụ tinh hoa truyền thống tại Lễ hội làng Yên Lộ

Hà Nội: Hội tụ tinh hoa truyền thống tại Lễ hội làng Yên Lộ
Sáng ngày 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), tại sân Đình Làng Yên Lộ (nay là 5 tổ dân phố 10,11,12,13,14) phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu xuân, lễ khai mạc Lễ hội truyền thống làng Yên Lộ đã diễn ra long trọng, trang nghiêm tại ngôi đình cổ kính, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử và cách mạng của dân tộc.

Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt

Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt
Thời gian qua, các cấp trong toàn tỉnh Bình Thuận luôn làm tốt và phát huy hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tại các địa phương, công tác phân loại rác thải sinh hoạt được chú trọng triển khai góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh xanh, sạch.

Tăng cường các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Tăng cường các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và giá trị của đa dạng sinh học, phát triển nền kinh tế xanh… Đồng thời triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hướng tới phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội địa phương.

Quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam còn một số bất cập

Quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam còn một số bất cập
Một trong những bất cập, hạn chế là quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ di sản thế giới còn rất khác nhau, chưa tương xứng với tầm vóc quản lý di sản thế giới, dẫn tới một số trở ngại nhất định trong quá trình vận hành, xử lý công việc.