Tây Ninh: Nông nghiệp – nông thôn tiếp tục phát triển ổn định
Tây Ninh: “Thương binh tàn nhưng không phế” Tây Ninh: Triển vọng mô hình nuôi ốc bươu đen mang lại hiệu quả kinh tế cao |
Vụ lúa Đông xuân 2023 nông dân trên địa bàn tỉnh trúng mùa được giá. |
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng được quan tâm, các loại cây trồng năng suất thấp, kém hiệu quả kinh tế được nông dân chủ động chuyển đổi sang các loại cây ăn quả, mì có giá trị kinh tế cao hơn.
Tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng tiếp tục được kiểm soát tốt. Riêng bệnh khảm lá, hiện tổng diện tích nhiễm bệnh hiện còn trên đồng là 32.726 ha. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với các địa phương thường xuyên theo dõi tình hình, kịp thời hướng dẫn nông dân phòng trị các loại sinh vật gây hại, bảo vệ sản xuất.
Chăn nuôi trên địa bàn tình tiếp tục phát triển, ước tính, trên địa bàn tỉnh hiện có: 9.700 con trâu, sản lượng đạt 320 tấn; 103.000 con bò, sản lượng đạt 3.700 tấn; 240.200 con heo, sản lượng đạt 26.000 tấn và khoảng 9,1 triệu con gia cầm, sản lượng đạt 28.650 tấn. Cơ cấu chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại tập trung, bảo đảm an toàn sinh học với 572 trang trại chăn nuôi gia súc và 108 trang trại chăn nuôi gia cầm. Trong 6 tháng đầu năm có 4 cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có cho có 66 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh và 1 vùng được chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle trên gà (huyện Dương Minh Châu); 73 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAHP.
Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Đình Xuân thẩm định sản phẩm OCOP dợt 1 năm 2022. |
Ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp với các huyện, thị xã và thành phố triển khai kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2023, tính đến ngày 15.5 đã tiêm được 786.210 liều vaccine các loại. Bên cạnh đó, mạng lưới thú y cơ sở đã tiêm phòng được 112.060 liều vaccine phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nông hộ trên địa bàn tỉnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng đã cấp phát 2.500 lít thuốc sát khuẩn cho các hộ chăn nuôi, thực hiện phun xịt được 5 triệu mét vuông.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 giống khoai mì (HN1, HN5, HN3, HN36, HN80, HN97) được Bộ Nộng nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống có tính kháng với bệnh khảm lá. Tính đến hết tháng 6, ngành Nông nghiệp tỉnh đã cung cấp khoảng 2.000 ha giống mì kháng bệnh khảm cho người dân sản xuất, bảo đảm năng suất và sản lượng.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện 13 mô hình khuyến nông thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố, đồng thời tổ chức 5 cuộc hội thảo chuyên đề và 1 chuyến học tập kinh nghiệm mô hình nuôi dê và trang trại nho, kỹ thuật trồng măng tây tại tỉnh Ninh Thuận.
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 6 tháng đầu năm ước đạt 7,945.8 tấn (bằng 90,1% so với cùng kỳ); sản lượng khai thác thuỷ sản 1.032,12 tấn. Trong đó, diện tích thả nuôi mới thuỷ sản đạt 232,3 ha, bằng 67,4% so cùng kỳ; nuôi tập trung chủ yếu tại các huyện Dương Minh Châu, Châu Thành, Bến Cầu và thị xã Trảng Bàng; với sản lượng con giống đạt 27,7 triệu con.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 78 công trình cấp nước sạch nông thôn (71 công trình do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quản lý; 6 công trình UBND xã quản lý, 1 công trình hợp tác xã quản lý) với công suất thực tế: 13.507 mét khối/ngày/đêm, cấp nước phục vụ sinh hoạt cho 25.122 hộ dân khu vực nông thôn.
Ngoài ra, Sở NN&PTNT đã hoàn tất các thủ tục tiếp nhận hệ thống cấp nước đô thị Mộc Bài, công suất thiết kế 7.000 mét khối/ngày/đêm, cấp nước cho 3.000 hộ dân, bắt đầu thực hiện vận hành hệ thống cấp nước và thu phí trong tháng 5.2023.
Chương trình MTQG xây dựng NTM được triển khai rộng rãi, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. |
Theo thống kê của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, từ ngày 1.1 đến ngày 24.5.2023 trên địa bàn tỉnh xảy ra 42 vụ thiên tai, làm thiệt hại 132 căn nhà, 6,6 ha cây trồng bị ảnh hưởng và một số hư hại khác, tổng giá trị thiệt hại 2.445 triệu đồng. Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh đã thu 1.475 triệu đồng và chi 4.561 triệu đồng hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra; hiện Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh còn 23.371 triệu đồng chưa sử dụng.
Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trình UBND tỉnh kết quả thẩm định hồ sơ và mức độ đạt chuẩn của 6 xã đạt chuẩn NTM, 9 xã NTM nâng cao và 2 xã NTM kiểu mẫu năm 2022. Đồng thời, rà soát, hoàn thiện hồ sơ về hoàn thành nhiệm vụ xây dưng NTM của thành phố Tây Ninh và thị xã Trảng Bàng, hồ sơ đạt chuẩn NTM của huyện Gò Dầu. Đến nay, cả tỉnh có 68 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) từ hạng 3 trở lên.
Từ nay đến cuối năm 2023, Sở NN&PTNT sẽ chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi tình hình xuống giống và thu hoạch cây trồng, thực hiện tốt công tác quản lý đàn vật nuôi. Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hướng dẫn nông dân các quy trình kỹ thuật canh tác sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) gắn với kiểm soát sâu bệnh trên cây trồng và thực hiện tốt các kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm bảo đảm an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi.
Tồ chức thẩm định xét, công nhận thành phố Tây Ninh, thị xã Trảng Bàng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, huyện Gò Dầu đạt chuẩn NTM; hoàn thành công nhận mức độ đạt chuẩn của 6 xã đạt chuẩn NTM, 9 xã NTM nâng cao và 2 xã NTM kiểu mẫu năm 2022. Tham mưu UBND tỉnh công nhận 4 xã đạt chuẩn NTM và tổ chức đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP năm 2023.
Nguồn: Nông nghiệp – nông thôn tiếp tục phát triển ổn định