Hà Nội: 26°C
Thừa Thiên Huế: 19°C
TP Hồ Chí Minh: 31°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 20°C

Thách thức của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên rừng

Hiện nay, mặc dù diện tích độ che phủ rừng của Việt Nam tiếp tục gia tăng, nhưng chất lượng rừng tự nhiên lại ngày càng giảm. Ngoài các tác động của con người đến chất lượng rừng, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều và bất thường cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các tài nguyên rừng và phát triển ngành lâm nghiệp.
[COP27] Sẽ có bao nhiêu quốc gia công bố kế hoạch giảm khí methane? Thách thức của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp

Số liệu thống kê về tài nguyên rừng cho thấy trong những năm gần đây diện tích rừng tăng lên, nhưng chất lượng rừng lại có chiều hướng suy giảm. Rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 7%, trong khi rừng thứ sinh nghèo kiệt chiếm gần 70% tổng diện tích rừng trong cả nước, đây là loại rừng rất dễ xảy ra cháy.

Có rất nhiều yếu tố tác động xấu đến nông lâm nghiệp và một trong những yếu tố đó là biến đổi khí hậu. Sự biến động của thời tiết nước ta không thể tách rời những thay đổi lớn của khí hậu thời tiết toàn cầu.

Thách thức của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên rừng
Nhiệt độ tăng cao và hạn hán khắc nghiệt, kéo dài làm gia tăng nguy cơ cháy đối với tất cả các loại rừng

Tác động đến diện tích và phân bố các kiểu rừng

Tính đến ngày 31/12/2020, diện tích đất có rừng ở Việt Nam là 14.677.215 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.279.185 ha, còn lại là diện tích rừng trồng; tỷ lệ che phủ toàn quốc là 42,01% tương đương với 13.919.557 ha rừng đủ tiêu chuẩn. Trong 25 năm (từ 1995 đến 2020), diện tích rừng cả nước tăng 4,19 triệu ha, độ che phủ tăng thêm 13,9%, cụ thể: Diện tích rừng từ 9,46 ha và độ che phủ 28,1% năm 1995, tăng lên 14,65 triệu ha năm 2020 và có thể đạt tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42%. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia có tốc độ tăng diện tích rừng ổn định và nhanh nhất thế giới.

Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới phân bố tương đối rộng trên lãnh thổ Việt Nam, tại các tỉnh như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Với kịch bản nhiệt độ tăng 0,890C và lượng mưa tăng 2,5% thì diện tích của kiểu rừng hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới dự tính có thể bị giảm xuống nghiêm trọng ở các khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, tổng diện tích ước tính chỉ còn khoảng 1,3 triệu ha tương đương với độ che phủ 3,89% diện tích tự nhiên vào năm 2050.

Rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành phố đã chia vùng phân bố rừng Việt Nam thành 4 khu vực với 12 tiểu khu và xác định điều kiện sinh thái cho từng tiểu khu, có diện tích khoảng 84.321 ha chiếm 0,26% diện tích toàn quốc. Khu vực I là các vùng rừng ngập mặn ven biển Đông Bắc, khu vực này được phân chia thành 3 tiểu khu nhỏ khác nhau; khu vực II là khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ bao gồm 2 tiểu khu nhỏ; khu vực III là hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Trung Bộ từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu bao gồm 3 tiểu khu nhỏ; khu vực IV được tính từ mũi Vũng Tàu đến cửa sông Soài Rạp (ven biển Đông Nam Bộ). Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố sát ngay ven biển và chịu ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố sinh thái như khí hậu, thủy văn (dòng nước, độ mặn,…), địa hình, sản phẩm bồi tụ.

Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi chế độ thủy, hải văn, sóng biển và nước biển dâng sẽ có tác động đáng kể đến thu hẹp diện tích của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Thêm vào đó, diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp do một số loài cây rừng ngập mặn không kịp thích ứng với các thay đổi của điều kiện môi trường như độ ngập triều, độ mặn, nhiệt độ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính đặc thù, rất nhạy cảm với những tác động của BĐKH. Bão với cường độ mạnh, tần suất tăng cũng hủy hoại rừng ngập mặn. Sự suy thoái và suy giảm diện tích của rừng ngập mặn làm: Gia tăng nguy cơ xói lở bờ biển; giảm sinh kế của cộng đồng cư dân ven biển, ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch sinh thái; giảm khả năng lưu giữ CO2 của rừng ngập mặn. Mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng quá trình mặn hóa ở các vùng cửa sông và các vùng ven biển là nguy cơ lớn nhất đối với hệ sinh thái rừng tràm. Nước và đất nhiễm mặn quá giới hạn cho phép làm rừng tràm chết hoặc diện tích rừng tràm bị thu hẹp lại. Theo kịch bản BĐKH của Bộ TN&MT, khi mực nước biển dâng 1 m, dự tính khoảng 300 km² rừng ngập mặn của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, tương được với diện tích khoảng 15,8% tổng diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam.

Thách thức của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên rừng
Trong những năm gần đây, diện tích rừng ở Việt Nam tuy có tăng lên, nhưng chất lượng rừng lại có chiều hướng suy giảm

Tác động đến nguy cơ cháy rừng

Trong những năm gần đây, diện tích rừng ở Việt Nam tuy có tăng lên, nhưng chất lượng rừng lại có chiều hướng suy giảm. Rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 7%, trong khi rừng thứ sinh nghèo kiệt chiếm gần 70% tổng diện tích rừng trong cả nước, đây là loại rừng rất dễ xảy ra cháy. Trong vài thập kỷ qua, trung bình mỗi năm Việt Nam mất đi hàng chục nghìn ha rừng, trong đó, mất rừng do cháy rừng khoảng 16.000 ha/năm.

Nhiệt độ tăng cao và hạn hán khắc nghiệt, kéo dài làm gia tăng nguy cơ cháy đối với tất cả các loại rừng. Việt Nam có khoảng 6 triệu ha rừng dễ cháy, bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và rừng đặc sản,... Trong điều kiện BĐKH, khi nhiệt độ ngày càng gia tăng, các đợt hạn hán có xu hướng gia tăng cả về tần suất cũng như cường độ, do đó nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng và cháy lớn ngày càng nghiêm trọng.

Ở vùng Bắc Trung Bộ, nguy cơ cháy rừng sẽ tăng trong các thập kỷ tới. Các tháng có nguy cơ cháy rừng cao là tháng 5, 6 và .

Tác động đến nguy cơ phát triển và lây lan sâu bệnh hại rừng

Có nhiều loài sâu, bệnh gây hại cho rừng; trong đó loài sâu róm thông xuất hiện phổ biến và gây hại nhiều nhất. Những năm gần đây các trận dịch sâu xanh ăn lá bồ đề, ong ăn lá mỡ, sâu đo ăn lá lim, sâu ăn lá muồng đen,… thường xảy ra, ăn trụi hàng nghìn ha rừng. Việt Nam cũng đã từng xảy ra các loại bệnh dịch nguy hiểm như bệnh khô cành bạch đàn ở Đồng Nai làm cho 11.000 ha cây bị khô, ở Thừa Thiên Huế 500 ha, ở Quảng Trị trên 50 ha. Bệnh khô xám thông, bệnh rơm lá thông, bệnh khô ngọn thông, bệnh thối cổ rễ thông, bệnh vàng lá sa mộc, bệnh khô cành cây phi lao, bệnh khô héo trẩu, bệnh chổi sể tre luồng, bệnh tua mực quế, bệnh sọc tím tre luồng,… đã uy hiếp nghiêm trọng hàng nghìn ha rừng và ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp ở nước ta.

Nhiệt độ tăng, độ ẩm cao, mưa nhiều, gió mạnh, đất đai suy thoái,... tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sâu bệnh, côn trùng hại rừng sinh trưởng, phát triển và lây lan thành dịch bệnh rất nguy hiểm, tàn phá nhiều khu rừng rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái rừng ở Việt Nam, đặc biệt là rừng trồng. BĐKH tạo điều kiện cho sâu róm thông phát dịch nhiều hơn ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Nguy cơ sâu róm thông sẽ tăng so với năm 2000, khoảng 13% vào năm 2050 và đặc biệt vào năm 2100 nguy cơ phát triển sâu róm thông tăng khoảng 31%; sâu đục ngọn thông có khả năng phát dịch nhiều hơn ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; châu chấu tre luồng có khả năng phát dịch nhiều nhất ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ; bọ xít muỗi có khả năng phát dịch nhiều nhất ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; mối có khả năng phát dịch nhiều ở hầu hết các vùng.

Nhận diện được những tác động của BĐKH đến tài nguyên rừng để có giải pháp bảo vệ, bởi rừng có tác dụng quan trọng thích ứng, ứng phó với BĐKH.

Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan. Là một trong những nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia xử lý thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu. Tháng 12-2021, tại COP26, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ.

Nguồn: Thách thức của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên rừng

Hoàng Anh
moitruong.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất tại 5 quận, huyện

Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất tại 5 quận, huyện
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký ban hành các Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 tại 5 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Tại các Quyết định yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

TP. HCM phát triển du lịch bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

TP. HCM phát triển du lịch bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu
Trong định hướng phát triển du lịch, TP. HCM xác định phát triển du lịch xanh, bền vững gắn với thích ứng biến đổi khí hậu là hướng đi chủ đạo của thành phố trong thời gian tới.

Vô địch Asean Mitsubishi Electric Cup 2024, động lực lớn lao cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam

Vô địch Asean Mitsubishi Electric Cup 2024, động lực lớn lao cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam
Là đội bóng đầu tiên thắng Thái Lan cả hai lượt trận chung kết bóng đá Đông Nam Á, Việt Nam lần thứ ba đăng quang ngôi vô địch Asean Championship Mitsubishi Electric Cup 2024. Tạp chí Tự động hóa Ngày nay phỏng vấn nhanh “người bạn trí tuệ nhân tạo" ChatGPT nhân ngày vui lịch sử của bóng đá Việt Nam.

Tiền Giang: Khẩn trương ứng phó tình trạng sạt lở

Tiền Giang: Khẩn trương ứng phó tình trạng sạt lở
Do đặc thù địa hình, tỉnh Tiền Giang là địa phương thường xuyên bị sạt lở gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân. Trước tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng phức tạp, tỉnh Tiền Giang đã tập trung nguồn lực để xử lý, đầu tư các công trình phòng, chống sạt lở góp phần bảo vệ đời sống và sản xuất cho người dân địa phương.

Du lịch Quảng Ninh: Năm mới, kỳ vọng mới

Du lịch Quảng Ninh: Năm mới, kỳ vọng mới
Năm 2024 đi qua, Quảng Ninh đã cán đích mục tiêu kỷ lục 19 triệu lượt khách với nỗ lực vượt mình của nhiều doanh nghiệp du lịch, địa phương. Năm nay, du lịch tỉnh nhà phấn đấu đón 20 triệu lượt khách, con số không quá cao cho thấy dự đoán về sự ổn định thị trường sau giai đoạn phục hồi do dịch bệnh và thiên tai…
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.