Thị trường chứng khoán thế giới ngày 12/1: Nhà đầu tư đặt niềm tin vào khả năng lạm phát suy giảm
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 11/1: Chứng khoán Mỹ tăng điểm Thị trường chứng khoán thế giới ngày 7/1: Dow Jones bật tăng 700 điểm |
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Chứng khoán Mỹ
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 268,91 điểm, tương đương 0,8%, lên 33.973,01 điểm. S&P 500 tăng 50,36 điểm, tương đương 1,28%, lên 3.969,61 điểm còn chỉ số Nasdaq Composite tăng 189,04 điểm, tương đương 1,76%, lên 10.931,67 điểm. Cả ba chỉ số ghi nhận phiên tăng thứ 2 liên tiếp, còn riêng Nasdaq có ngày tăng điểm thứ tư liên tiếp.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, viết: “Chứng khoán Mỹ đang tăng do sự lạc quan rằng báo cáo lạm phát cơ bản sẽ tiếp tục cho thấy xu hướng giảm của lạm phát”.
Theo một cuộc khảo sát của Dow Jones, các nhà kinh tế kỳ vọng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ giảm 0,1% trong tháng 12 so với tháng trước. Nếu loại trừ giá lương thực và năng lượng, chỉ số CPI tháng 12 được dự đoán sẽ tăng 0,3% so với tháng trước và 5,7% so với năm trước.
Phố Wall vẫn tập trung vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm bao nhiêu trong năm nay trong cuộc chiến chống lại lạm phát cao dai dẳng. Trong khi những bình luận gần đây từ các quan chức Fed đã làm tăng thêm một số lo ngại rằng sẽ còn nhiều khó khăn hơn ở phía trước, thì bài phát biểu của chủ tịch ngân hàng trung ương hôm thứ Ba đã điểm thêm một chút màu sắc và khiến các nhà đầu tư tập trung hoàn toàn vào dữ liệu CPI vào thứ Năm tới.
Trong một cuộc khảo sát do 22V Research thực hiện, 67% số người được hỏi cho biết họ “kỳ vọng CPI cơ bản sẽ thấp hơn mức đồng thuận”, nghĩa là ở mức 5,6% hoặc thấp hơn.
Phố Wall đã bước sang năm 2023 với lo ngại về viễn cảnh suy thoái của Mỹ. Dữ liệu lạm phát đang là chỉ báo chính cho động thái tiếp theo của Fed. Quyết định tiếp theo của Ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ sẽ được đưa ra trong vòng chưa đầy một tháng tới tại cuộc họp từ ngày 31/1 đến 1/2.
Các nhà đầu tư có thể sẽ chú ý đến lợi suất trái phiếu, vốn đã giảm trong những ngày gần đây kể từ khi dữ liệu đáng khích lệ trong báo cáo việc làm vào thứ Sáu tuần trước đã thúc đẩy niềm tin vào một chính sách bớt hung hăng của Fed trong năm nay.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm là trên 3,7% vào thứ Sáu tuần trước, trước khi báo cáo việc làm được công bố, sau đó giảm về khoảng 3,6% vào thứ Ba (10/1) và dao động quanh mức 3,5% vào thứ Tư (11/1).
Trong thời gian chờ đợi, mùa báo cáo cho quý IV sẽ bắt đầu vào thứ Sáu với những gã khổng lồ tài chính JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup, Wells Fargo và BlackRock.
Chứng khoán Châu Á
Cổ phiếu châu Á vẫn giữ được sắc xanh vào thứ Năm (12/1) trước báo cáo về lạm phát của Mỹ được công bố. Đây coi là một chỉ báo tốt về việc liệu sự lạc quan đang gia tăng gần đây của Phố Wall là đúng đắn hay quá mức.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản gần như không đổi khi tăng chỉ 3,82 điểm, tương đương 0,014%, lên 26.449,82 điểm. Ngày 12/1, Bộ Tài chính Nhật Bản công bố nước này đạt thặng dư tài khoản vãng lai 1.800 tỷ Yen (14 tỷ USD) trong tháng 11/2022, mức lớn nhất từ trước đến nay trong một tháng. Đây là lần đầu tiên sau 8 tháng Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai - một trong những thước đo bao quát nhất về thương mại quốc tế - cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 với mức tăng 16,4%.
Hang Seng của Hồng Kông cũng tăng nhẹ 0,36% lên 21.514,1 điểm, trong khi Shanghai Composite nhích nhẹ 0,051% lên 3.163,45 điểm.
Nguồn: Thị trường chứng khoán thế giới ngày 12/1: Nhà đầu tư đặt niềm tin vào khả năng lạm phát suy giảm