Thị trường chứng khoán thế giới ngày 7/1: Dow Jones bật tăng 700 điểm
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 6/1: Dow Jones giảm hơn 300 điểm Thị trường chứng khoán thế giới ngày 5/1: Dow Jones tăng điểm bất chấp Fed báo hiệu nhiều đợt tăng lãi suất |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Chứng khoán Mỹ
Chỉ số Dow tăng 700,53 điểm, tương đương 2,13%, lên 33.630,61 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 86,98 điểm, tương đương 2,3%, lên 3.895,08 điểm. Nasdaq Composite vọt tăng 2,6%, hay 264,05 điểm, để kết phiên ở mức 10.569,29 điểm.
Phiên tăng điểm thứ Sáu đưa cả 3 chỉ số khép lại tuần đầu tiên của năm 2023 trong sắc xanh. Sàn Dow Jones và S&P 500 chốt tuần ở mức cao hơn 1.5% so với tuần trước. Trong khi con số này của Nasdaq là 1%.
Báo cáo việc làm hàng tháng của Bộ Lao động cho thấy các nhà tuyển dụng đã tạo thêm 223.000 việc làm trong tháng 12, mức tăng nhỏ nhất trong hai năm qua nhưng cao hơn mức 200.000 việc làm mà các nhà kinh tế dự kiến. Các công ty Mỹ vẫn có khả năng tiếp tục tuyển dụng cho thấy thị trường việc làm vẫn ổn định ngay cả khi việc tăng lãi suất của Fed làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái tiềm ẩn.
Báo cáo cũng cho thấy tăng trưởng tiền lương tiếp tục hạ nhiệt. Thu nhập trung bình mỗi giờ trong tháng 12 tăng 0,3% so với tháng trước, giảm từ mức tăng 0,4% trong tháng 11. Mức thu nhập này tăng 4,6% so với năm trước, giảm từ mức tăng 4,8% theo dữ liệu điều chỉnh tháng 11 và thấp hơn nhiều so với mức đỉnh trong tháng 3.
Dữ liệu làm dịu đi lo ngại về cái gọi là vòng xoáy tiền lương-giá cả, trong đó nhân viên yêu cầu tăng lương để đáp ứng với giá cả leo thang, và dòng tiền chảy vào túi của họ càng thúc đẩy lạm phát. Một kịch bản như vậy có thể đã gây áp lực buộc Fed phải tăng lãi suất mạnh mẽ. Cơ quan này chuẩn bị đưa ra quyết định chính sách tiếp theo trong cuộc họp từ ngày 31/1 đến ngày 1/2.
Một số nhà đầu tư cho biết báo cáo việc làm hôm thứ Sáu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trên đà hạ cánh mềm, trong đó Fed tăng lãi suất đủ để giảm lạm phát nhưng không gây ra suy thoái nghiêm trọng.
Thomas Hayes, chủ tịch của Great Hill Capital, cho biết: “Có khả năng thực sự xảy ra một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng.”
Cũng có một số dấu hiệu chỉ ra sự suy yếu của nền kinh tế. Phong vũ biểu về điều kiện kinh doanh tại các công ty dịch vụ được Viện Quản lý cung ứng (ISM) công bố vào thứ Sáu đã giảm xuống 49,6% trong tháng 12 so với 56,5% trong tháng 11 — lần giảm đầu tiên kể từ đầu đại dịch. Bất kỳ kết quả nào dưới 50% cho thấy nền kinh tế đang thu hẹp lại.
Lợi suất trái phiếu giảm sau báo cáo việc làm hôm thứ Sáu. Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm giảm xuống 3,570%, từ 3,720% hôm thứ Năm.
Chứng khoán châu Á
Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm nhẹ 0.46% xuống 25.973,85 điểm, khi lo ngại về chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu và suy thoái kinh tế tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Thị trường cũng đang quan sát hành động tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sau động thái bất ngờ với đường cong lợi tức trái phiếu tháng trước.
Chứng khoán Trung Quốc tăng trong bối cảnh các báo cáo chỉ ra rằng Hồng Kông sẽ mở lại biên giới với Trung Quốc đại lục và Bắc Kinh đang xem xét nới lỏng hạn chế vay cho lĩnh vực bất động sản. Chỉ số Shanghai Composite tăng 2,21% trong tuần lên 3.157,64 điểm.
Sàn Hang Seng của Hồng Kông nhảy vọt 6,12% trong tuần này và 45% so với đáy thiết lập hồi tháng 10 nhờ các biện pháp kích thích kinh tế từ Bắc Kinh.
Nguồn: Thị trường chứng khoán thế giới ngày 7/1: Dow Jones bật tăng 700 điểm