Hà Nội: 25°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 27°C
Quảng Ninh: 24°C
Hải Phòng: 26°C

Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được xác định thế nào?

Theo quy định, việc bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Theo đó, Điều 132 Luật Bảo vệ môi trường quy định, việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường bao gồm các nội dung: Xác định phạm vi, diện tích, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, các loại hình hệ sinh thái, các loài bị thiệt hại; Xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, các loài.

Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại. Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại. Việc xác định thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được xác định thế nào?
(Ảnh minh họa)

Đối với việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường, Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường quy định: Bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua hòa giải, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

Việc giải quyết tại Tòa án được thực hiện theo quy định về bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng và pháp luật về tố tụng dân sự, trừ các quy định về việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô nhiễm về môi trường.

Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường: Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường được tính căn cứ vào các chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; Chi phí xử lý, cải tạo môi trường; Chi phí giảm thiểu, triệt tiêu nguồn gây thiệt hại hoặc tổ chức ứng phó sự cố môi trường; Chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục bồi thường thiệt hại về môi trường; Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng quy định để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường. Chi phí bồi thường thiệt hại do tổ chức, cá nhân chi trả trực tiếp hoặc nộp về Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức chi trả.

Đối với việc giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường: Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường. Căn cứ giám định thiệt hại gồm hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại, thông tin, số liệu, chứng cứ và căn cứ khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại. Tổ chức giám định thiệt hại do bên yêu cầu giám định thiệt hại lựa chọn; trường hợp không có sự thống nhất của các bên thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại quyết định…/.

Nguồn: Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được xác định thế nào?

Hải Yến
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Bảo tồn các loại gen quý phục vụ phát triển nông nghiệp

Quảng Ninh: Bảo tồn các loại gen quý phục vụ phát triển nông nghiệp
Quảng Ninh đã ghi nhận 4.350 loài thuộc hệ động thực vật, trong đó có tới 154 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (3,54%), 56 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 72 loài trong Sách đỏ IUCN. Kết quả tổng hợp số liệu về đa dạng sinh học cho thấy, tỉnh có trên 249 nguồn gen nguy cấp, quý hiếm có giá trị cần được bảo tồn. Sự đa dạng này là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp địa phương.

Hà Nội chủ động các biện pháp ứng phó hiệu quả thiên tai

Hà Nội chủ động các biện pháp ứng phó hiệu quả thiên tai
Trước những diễn biến ngày càng phức tạp và cực đoan của thời tiết, Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó thiên tai một cách linh hoạt, bám sát thực tế nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn cho người dân và ổn định đời sống, kinh tế- xã hội trong mùa mưa bão năm 2025.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Chính phủ yêu cầu chủ động bám sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, chủ động xây dựng kịch bản ứng phó, không để bị động, bất ngờ. Trong đó cần triển khai ngay các giải pháp thích ứng linh hoạt, hiệu quả cả trước mắt và lâu dài với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ.

Aramco - BYD bắt tay phát triển xe năng lượng mới

Aramco - BYD bắt tay phát triển xe năng lượng mới
Saudi Aramco và nhà sản xuất xe điện hàng đầu Trung Quốc, BYD, sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong việc phát triển các công nghệ xe năng lượng mới, gã khổng lồ dầu mỏ nhà nước của Ả Rập Xê-út mới đây cho biết.

Đắk Lắk: Thầy giáo trẻ hết lòng vì học trò nghèo

Đắk Lắk: Thầy giáo trẻ hết lòng vì học trò nghèo
Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng, năm 2015 thầy Nguyễn Văn Tâm về dạy môn Thể dục tại Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (xã Cư A Mung, huyện Ea H’leo). Đến tháng 8/2016 thầy Tâm đảm nhận thêm vai trò Tổng phụ trách Đội.