Tin bất động sản ngày 3/4: Nha Trang sẽ phát triển khu đô thị trên núi
Tin bất động sản ngày 2/4: Khu công nghiệp hơn 6.300 tỷ đồng tại Hà Nội sẽ khởi công vào năm 2025 Tin bất động sản ngày 1/4: Một dự án nhà ở xã hội dở dang hơn chục năm giữa TP Thanh Hóa |
TP Nha Trang sẽ phát triển khu đô thị trên núi
Ngày 2/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trao quyết định của Chính phủ phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040 cho tỉnh Khánh Hòa.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Quy mô lập quy hoạch có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 26.736 ha. Trong đó TP Nha Trang có diện tích khoảng 25.422 ha và một phần huyện Diên Khánh có diện tích khoảng 1.314 ha. Quy mô dân số đến năm 2030, TP Nha Trang có khoảng 630.000 - 640.000 người; đến năm 2040 khoảng 750.000 - 780.000 người. Nha Trang sẽ phát triển mở rộng không gian xây dựng đô thị về phía Bắc, Tây Bắc, phía Tây, phía Nam và phía Đông hướng ra biển ở khu vực Vĩnh Lương, Phước Đồng và trên các đảo.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu tỉnh Khánh Hòa tập trung triển khai Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040; tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, hạ tầng thông tin, hạ tầng số, xây dựng TP Nha Trang theo mô hình đô thị thông minh hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Thành phố cũng cần phải tập trung phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, giải trí đẳng cấp quốc tế thu hút du khách trong và ngoài nước.
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch, khu vực đồi núi thuộc TP Nha Trang (khoảng 13.156 ha) chủ yếu phát triển không gian dịch vụ du lịch trên núi, đảm bảo các điều kiện về tính ổn định địa hình và địa chất núi; phục hồi hệ sinh thái cảnh quan núi; đảm bảo an toàn công trình xây dựng, không gây sạt lở và phù hợp với không gian cảnh quan thiên nhiên.
Tại các núi Hòn Rớ, núi Chín Khúc, núi Cô Tiên, khu vực các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Phương và trên vùng núi phía Tây quốc lộ 1 thuộc xã Vĩnh Lương được quy hoạch các khu công viên chuyên đề, sân golf (khoảng 776 ha) gắn với các giá trị sinh thái và phục hồi sinh thái.
Tại các núi Hòn Rớ, núi Chín Khúc , núi Cô Tiên, khu vực các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Phương và trên vùng núi phía Tây quốc lộ 1 thuộc xã Vĩnh Lương được quy hoạch các khu công viên chuyên đề, sân golf (khoảng 776 ha) gắn với các giá trị sinh thái và phục hồi sinh thái.
Trong 14 khu vực phân vùng đô thị được định hướng phát triển, ngoài việc phát triển đô thị, du lịch trên biển và đảo, Nha Trang cũng sẽ phát triển đô thị, khu du lịch trên núi.
Bình Định duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện An Lão
UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện An Lão đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, quy mô diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 696,88 km2, gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện An Lão.
Việc lập quy hoạch nhằm cụ thể hóa đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; các chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu gắn với quá trình đô thị hóa.
Bên cạnh đó, xác định cụ thể các vùng động lực phát triển, mô hình phát triển không gian vùng; định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị, phát triển dân cư, phân loại, phân cấp đô thị và xác định tính chất của từng đô thị; đảm bảo phát triển toàn diện, bền vững các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đô thị và nông thôn mới trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương.
Đây là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, chế biến ứng dụng công nghệ cao và phát triển du lịch sinh thái.
Quy hoạch định hướng 3 phân vùng phát triển kinh tế.
Trong đó, phân vùng I nằm ở phía Đông huyện, thuộc địa giới hành chính thị trấn An Lão và các xã An Hưng, An Tân, An Hòa. Đây là vùng phát triển đô thị, dịch vụ thương mại và công nghiệp.
Tại phân vùng 1, định hướng phát triển đô thị, thương mại dịch vụ dọc theo tuyến đường ĐT.629; cải tạo chỉnh trang đô thị An Lão và An Hòa, hình thành đô thị mới An Tân là đô thị loại V; phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.
Phân vùng II nằm ở trung tâm huyện, thuộc địa giới hành chính các xã: An Dũng, An Trung, An Vinh, An Quang và An Nghĩa.
Đây là vùng phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng và nông nghiệp dưới tán rừng.
Tại phân vùng II, định hướng phát triển mô hình trang trại, nông nghiệp dưới tán rừng; hình thành các trung tâm du lịch sinh thái Hồ Đồng Mít, Thác Giáng Tiên, Trung tâm du lịch văn hóa cộng đồng An Vinh.
Phân vùng III nằm ở phía ở Phía Tây huyện An Lão, thuộc xã An Toàn. Đây là vùng bảo tồn sinh thái tự nhiên, phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng và dược liệu.
Tại phân vùng này, quy hoạch định hướng phát triển bảo tồn các giá trị thiên nhiên; phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và văn hóa cộng đồng, hình thành trung tâm du lịch sinh thái tại An Toàn; phát triển vùng dược liệu dưới tán rừng.
Bình Thuận xem xét gia hạn cho các dự án đầu tư chậm tiến độ
Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.633 dự án đầu tư còn hiệu lực. Trong đó, có 1.234 dự án đã triển khai đưa vào hoạt động (75,57%); 198 dự án đang triển khai xây dựng (12,12%) và 201 dự án chưa triển khai (12,3%).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng với các sở, ngành liên quan và các địa phương đã triển khai một số công việc như thống kê danh mục các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh, theo từng lĩnh vực.
Qua đó, đề xuất phương án giải quyết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ và gia hạn tiến độ sử dụng đất cho 28 dự án.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã rà soát, làm việc với các chủ dự án chậm triển khai, qua đó xử phạt 5 tổ chức với số tiền 380 triệu đồng, kiến nghị thu hồi, chấm dứt hoạt động 01 dự án.
Để xử lý hiệu quả tình trạng các dự án ngoài ngân sách chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng kéo dài nhiều năm, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát lại các dự án, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 306/TB-UBND ngày 27/9/2023.
Trong đó, thống kê rõ những việc đã, đang, chưa thực hiện, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương đối với các nhiệm vụ đang và chưa triển khai, thời gian dự kiến hoàn thành. Trên cơ sở đó, có văn bản đôn đốc cụ thể từng đơn vị.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục làm việc với chủ đầu tư các dự án, đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương triển khai các nội dung đã cam kết đầu tư, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động. Đặc biệt phải xử lý hành chính đối với các dự án vi phạm về tiến độ.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận thống nhất thành lập Tổ công tác liên ngành để tổng rà soát lại các dự án chậm tiến độ. Trên cơ sở đó đề xuất xử lý cụ thể từng dự án.
Ông Dũng yêu cầu lập danh mục các dự án chậm tiến độ từ 5 năm trở lên và các dự án chậm tiến độ chưa quá 5 năm chưa được gia hạn tiến độ thực hiện dự án, thời gian sử dụng đất.
Trong đó, đối với các dự án đủ điều kiện chấm dứt hoạt động theo quy định thì trình UBND tỉnh cho chủ trương chấm dứt hoạt động dự án. Đối với các dự án có khó khăn, vướng mắc do yếu tố bất khả kháng, đủ điều kiện cho gia hạn sử dụng đất và chưa đủ điều kiện chấm dứt hoạt động thì xem xét thực hiện gia hạn thời gian sử dụng đất theo đúng quy định.
Mê Linh (Hà Nội) chốt hơn 50 triệu/m2, gấp đôi giá khởi điểm
Trung tâm Phát triển qũy đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc Gia tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng đất đối với 30 thửa đất tại điểm X2, Tổ dân phố số 4, thị trấn Quang Minh và khu Quán Chợ thôn Bồng Mạc, xã Liên Mạc thu về ngân sách hơn 130 tỷ đồng.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Theo đó, 04 thửa đất tại điểm X2, Tổ dân phố số 4, thị trấn Quang Minh có diện tích từ 125 m2 đến 129 m2, giá khởi điểm từ 26 - 27 triệu đồng/m2; 26 thửa đất đấu giá tại khu Quán Chợ, thôn Bồng Mạc, xã Liên Mạc có diện tích từ 100 m2 đến 143 m2; giá khởi điểm từ 19 đến 22,5 triệu đồng/m2.
Hai khu đất đấu giá đều nằm ở những vị trí đẹp, có hệ thống giao thông thuận lợi, gần trường học, chợ dân sinh, được đầu tư xây dựng hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đầy đủ các tiện ích như: Điện chiếu sáng, nước sạch, cáp ngầm, hệ thống tiêu thoát nước, dải cây xanh, đường giao thông nội bộ...
Sau buổi đấu giá, cả 30 lô đều được bán thành công, giá trúng từ 20,6-50,5 triệu đồng/m2.
Huyện Mê Linh thu về 130 tỷ đồng từ đợt đấu giá này, cao hơn 60 tỷ đồng giá khởi điểm. Như vậy, bình quân mỗi lô có giá trị trên 4,3 tỷ đồng.
Ông Đinh Ngọc Thức - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh cho biết, trong năm 2024 huyện Mê Linh dự kiến đấu giá khoảng 500 thửa đất. Đây đều là các khu đất nằm ở vị trí đẹp, đón đầu dự án đường Vành đai 4.
Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất sẽ được huyện đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển hệ thống kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng tiêu chí lên quận sau năm 2025 và lên thành phố trực thuộc Thủ đô sau năm 2030.
Nguồn:Tin bất động sản ngày 3/4: Nha Trang sẽ phát triển khu đô thị trên núi