Tin ngân hàng ngày 10/6: TPBank chuẩn bị chi hơn 1.000 tỷ để trả cổ tức tiền mặt
Tin ngân hàng tuần qua: NHNN bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Tin ngân hàng ngày 8/6: Techcombank được SSC chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 70 ngàn tỷ đồng |
TPBank chuẩn bị chi hơn 1.000 tỷ để trả cổ tức tiền mặt
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - TPB) vừa thông qua việc triển khai phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2024. Tỷ lệ thực hiện là 5%, tức 1 cổ phiếu được nhận 500 đồng.
Ảnh minh họa |
Ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu để chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 21/6 và ngày thanh toán dự kiến vào 11/7.
TPBank hiện có hơn 2,2 tỷ cổ phiếu đang lưu hành. Theo đó, nhà băng dự kiến chi hơn 1.100 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt theo kế hoạch trên. Nguồn chi được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm ngoái, trên báo cáo tài chính đã kiểm toán.
Theo ban lãnh đạo ngân hàng, việc trả cổ tức bằng tiền mặt là nhằm tri ân các cổ đông đã đồng hành cùng ngân hàng trong thời gian qua và xét trên tình hình kinh doanh ổn định, có bề dầy và phát triển an toàn của TPBank. Năm ngoái, TPBank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%, tương ứng 2.500 đồng/cổ phiếu.
Bên cạnh kế hoạch chia cổ tức tiền mặt, TPBank cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm nay. Cụ thể, TPBank sẽ tối đa 440,3 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 20 cổ phiếu mới). Nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận chưa phân phối sau khi trích lập các quỹ tính đến thời điểm 31/12/2023. Sau phát hành, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng thêm hơn 4.403 tỷ đồng, lên 26.419 tỷ đồng.
Lãi suất tiết kiệm 12 tháng có thể tăng 0,7 - 1%/năm
Công ty chứng khoán MB (MBS) vừa công bố báo cáo thị trường tiền tệ tháng 5 với nhiều nhận định đáng chú ý về lãi suất và tỷ giá.
Ảnh minh họa |
Theo MBS, từ đầu tháng 5, các ngân hàng thương mại (NHTM) vừa và nhỏ tiên phong cho việc tăng lãi suất huy động, tiếp theo là đến các NHTM lớn. Tính đến ngày 21/5, trong số các ngân hàng được MBS theo dõi, lãi suất huy động 12 tháng trung bình của các NHTM vừa và nhỏ tăng 0,3% so với tháng trước trong khi các NHTM lớn tăng 0,1%. Các ngân hàng quốc doanh hiện tại vẫn chưa tăng lãi suất huy động chính thức trên website, nhưng được dự báo cũng không nằm ngoài xu thế này.
MBS cho rằng cho cầu tín dụng sẽ tiếp tục xu hướng tăng lên mạnh hơn từ giữa năm 2024 khi sản xuất và đầu tư tăng tốc mạnh hơn trong những tháng cuối năm.
Theo đó, MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các NHTM lớn sẽ có thể nhích thêm 0,7 – 1 điểm %, quay về mức 5,3%-5,6% trong nửa sau năm 2024. Tuy nhiên nhóm phân tích cho rằng lãi suất đầu ra sẽ vẫn duy trì ở mặt bằng hiện tại trong bối cảnh các cơ quan quản lý và NHTM nỗ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn.
Về tỷ giá, những biện pháp hỗ trợ của NHNN đã làm giảm áp lực lên tỷ giá NHNN đã thực hiện các biện pháp ổn định tỷ giá như bán ngoại tệ nhưng đồng thời đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng trong thời gian gần đây do cung tiền đã bị rút bớt và khiến thanh khoản thắt chặt hơn trong hệ thống.
Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng giữ vững ở mức 25.457 trong tháng 5, tăng 4,.4% từ đầu năm. Tỷ giá trên thị trường tự do là 25.790 VND/USD, trong khi tỷ giá trung tâm là 24.261 VND/USD, tăng lần lượt 4,2% và 1,7% so với đầu năm 2024. Xu hướng giảm của VND vẫn khá tương đồng so với các đồng tiền khác trong khu vực, ví dụ như baht Thái (-6,9% từ đầu năm), Malaysia ringgit (-2,4%), Nhân dân tệ (- 2,3%), và yen Nhật (-10,5%).
MBS cho rằng tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 25.100 – 25.300 VND/USD trong tháng 6 và tháng 7 dưới những yếu tố tích cực sau. Cụ thể, những yếu tố vĩ mô tích cực sẽ hỗ trợ tỷ giá như thặng dư thương mại tích cực khi lũy kế 5 thàn đầu năm 2024 đạt 8 tỷ USD, dòng vốn FDI thực hiện 5 tháng ước đạt 8,2 tỷ USD (+7,8% svck), và du lịch phục hồi mạnh mẽ khi 5T2024 tăng 64,9%.
Tuần này, Agribank tăng thêm 5 điểm bán vàng
Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Phượng, Phó tổng giám đốc Agribank cho biết những ngày qua, Agribank cùng với các ngân hàng thương mại nhà nước đã thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ để ổn định thị trường, kiểm soát mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước với thế giới ở mức phù hợp.
Người dân xếp hàng mua vàng tại Agribank/Ảnh minh họa |
Tuy nhu cầu của khách hàng mua vàng và vẫn có hiện tượng xếp hàng, nhưng đã mua được vàng. Để đáp ứng được nhu cầu mua vàng của khách hàng, theo bà Phượng, trong tuần này, Agribank sẽ mở thêm 5 điểm bán vàng miếng SJC tại các chi nhánh, phòng giao dịch ở TP. HCM và Hà Nội, nâng tổng số điểm bán vàng miếng lên 9 điểm. Trong đó, TP.HCM có thêm 2 điểm và Hà Nội 3 điểm.
Tuy nhiên, ngân hàng cũng đáp ứng cho mỗi khách hàng tối đa khoảng 2-3 lượng để tất cả những người xếp hàng đều mua được vàng mang về. Kể từ ngày đầu triển khai (3/6) đến nay, Agribank đã bán ra khoảng chục nghìn lượng vàng cho khách hàng.
Trước đó, Vietcombank cũng cho biết, trong ngày 7/6 sẽ mở thêm 4 điểm bán vàng cho khách hàng tại TP.HCM và Hà Nội, với mỗi thành phố thêm 2 điểm bán, nâng tổng số lên 10 điểm bán vàng, nhằm phục vụ nhu cầu của người dân.
Trong những ngày qua, Vietcombank đã phục vụ nhu cầu mua vàng cho nhiều khách hàng và tính đến đến ngày 7/6, Ngân hàng này đã phục vụ 1.500 khách hàng, với số lượng vàng đã bán trên 10.000 lượng (nhưng chưa tính số lượng bán ra chiều ngày 7/6).
Hiện 4 ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ thực hiện bán vàng miếng SJC, không thực hiện mua vàng từ khách hàng. Thời gian thực hiện bán vàng niêm yết tại các ngân hàng từ 09h00 đến 11h30 sáng và từ 13h30 đến 16h00 chiều.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 10/6: TPBank chuẩn bị chi hơn 1.000 tỷ để trả cổ tức tiền mặt