Tin ngân hàng ngày 1/7: Agribank rao bán nhiều dự án bất động sản tại trung tâm TP HCM
Tin ngân hàng ngày 30/6: Số dư tài khoản thanh toán của người dân vượt 1 triệu tỉ đồng Tin ngân hàng ngày 29/6: Sacombank mắc kẹt với phát mãi dự án KCN Phong Phú hàng nghìn tỉ đồng |
Agribank rao bán nhiều dự án bất động sản tại trung tâm TP HCM
Trong thông báo mới nhất, Agribank thực hiện bán đấu giá bất động sản rộng 162,6 m2 có địa chỉ tại số 206 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, TP HCM. Đây là bất động sản thuộc sở hữu của ông Phạm Văn Trung, tuy nhiên, lô đất đã được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho một khoản vay tại Agribank, do không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng đã tiến hành thu giữ và xử lý để thu hồi.
Agribank rao bán nhiều dự án bất động sản tại trung tâm TP.HCM |
Giá khởi điểm Agribank đưa ra cho bất động sản này là 43,45 tỉ đồng, tương đương hơn 267 triệu đồng/m2.
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên Agribank rao bán lô đất này. Trong giai đoạn tháng 4-5, Agribank đã 2 lần mang lô đất này ra bán với giá khởi điểm 45,74 tỉ, tuy nhiên cả 2 lần rao bán trước đều không thành công.
Ở lần đấu giá mới nhất này, ngân hàng đã quyết định giảm giá lô đất thêm 2,29 tỉ đồng.
Cũng tại phường Đa Kao, quận 1, Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn còn rao bán 6 nhà đất với diện tích dao động trong khoảng 280-364 m2, cùng địa chỉ tại số 20 và 20A1 Trần Cao Vân, tổng diện tích hơn 1.942 m2.
Giá khởi điểm ngân hàng đưa ra cho 6 bất động sản này là 281,9 tỉ đồng, tương đương hơn 145 triệu đồng/m2.
Tương tự lô đất 206 Đinh Tiên Hoàng, đây cũng không phải lần đầu tiên Agribank rao bán 6 bất động sản tại phố Trần Cao Vân kể trên.
Trong các tháng trước, 6 bất động sản này đã nhiều lần được rao bán nhưng đều bất thành. Hồi tháng 5, giá khởi điểm của các bất động sản này là 313,2 tỉ đồng, như vậy, sau khoảng 1 tháng, giá khởi điểm đã giảm hơn 31,3 tỉ đồng, xấp xỉ 10%.
Cũng trong cuối tháng 6 này, Agribank còn đang rao bán căn hộ tầng 1 thuộc khu chung cư 150-158 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 với diện tích 111,75 m2, giá khởi điểm 18 tỉ; lô đất 282 m2 tại 4A Trần Quang Diệu, phường 13, quận 3, giá khởi điểm 52,4 tỉ; khoản nợ hơn 46,3 tỉ của ông Trần Anh Tuấn vay từ năm 2008 với tài sản đảm bảo là 3 nhà đất tại 158/9-158/15 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 và số 84 Ấp Tân Điền A, phường Phú Hữu, quận 9, giá khởi điểm 45,7 tỉ đồng…
Chủ thẻ HDBank Petrolimex 4 trong 1 được hoàn tiền đến 50%
Nhằm hỗ trợ người dân tiết kiệm chi tiêu, HDBank hợp tác cùng petrolimex ra mắt thẻ HDBank Petrolimex 4 trong 1 tích hợp cùng lúc thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước. Đặc biệt, dòng thẻ này là phương tiện để nhận diện khách hàng thân thiết của Petrolimex (Petrolimex ID).
Cụ thể, chủ thẻ sẽ được hoàn 100.000 đồng từ HDBank cho giao dịch đầu tiên khi chi tiêu tối thiểu từ 200.000 đồng. Đồng thời, chủ thẻ còn được tích điểm, hoàn tiền, nhận thưởng đến 0,7% khi thanh toán xăng dầu tại Petrolimex. Ngoài ra, chủ thẻ còn được hưởng nhiều chương trình giảm giá dành cho khách hàng thân thiết của Petrolimex.
Chi tiêu có lời là mong muốn của bất kỳ người nào. Đáp ứng điều đó, HDBank Petrolimex 4 trong 1 hoàn đến 0,3% cho các giao dịch chi tiêu. Ngoài ra, chủ thẻ sẽ được miễn phí thường niên năm đầu tiên và nhận ưu đãi giảm giá đến 50% tại hàng trăm đối tác lớn và quen thuộc cho mọi nhu cầu chi tiêu từ ẩm thực, du lịch, khách sạn, chăm sóc sức khỏe...
Đại diện HDBank cho biết, thăm khám sức khỏe tại các bệnh viện luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người vì không thể lường trước chi phí để chuẩn bị, tuy nhiên với thẻ tín dụng, khách hàng sẽ giảm bớt áp lực phải chuẩn bị tiền ngay khi đi khám. Thay vào đó, khách hàng có thời gian chuẩn bị để hoàn trả vào tháng sau.
Khách hàng có thể mở thẻ 100 % online tên mobile app HDBank và có ngay thẻ ảo để sử dụng, cùng mức tín dụng 2 triệu đồng để trải nghiệm tiện ích đổ xăng tiết kiệm. Hạn mức tín dụng sẽ tự động nâng lên đến 1 tỉ đồng theo mức định nhiệm tín dụng cá nhân tự động sau đó. Thẻ vật lý sẽ được chuyển phát nhanh đến khách hàng nếu được yêu cầu.
Từ nay đến ngày 31/3/2023, khi chi tiêu tối thiểu từ 2,5 triệu đồng, chủ thẻ có cơ hội quay số may mắn để nhận các giải thưởng lên đến 1 tỉ đồng từ HDBank gồm 4 giải nhất, mỗi giải 1 sổ tiết kiệm HDBank trị giá 100 triệu đồng; 4 giải nhì, mỗi giải 1 xe Honda Vision; 12 giải ba, mỗi giải 1 iPhone 13 256GB.
Tăng trưởng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng bất ngờ chậm lại
Theo số liệu củaTổng Cục Thống kê công bố, tính đến thời điểm 20/6/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,3% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,48%). Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,97%. Mặc dù huy động vốn tăng nhanh hơn so với cùng kỳ (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,13%) nhưng vẫn còn chậm hơn so với tăng trưởng tín dụng.
Đến ngày 20/6/2022, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,51%, cao hơn nhiều so với mức đạt được cùng kỳ năm ngoái (5,47%) và gấp 2,14 lần tốc độ huy động vốn trên toàn hệ thống.
Số liệu mới nhất về huy động vốn của hệ thống TCTD cũng gây bất ngờ khi cho thấy có dấu hiệu tăng chậm lại vài tháng trở lại đây dù đã tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2022.
Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong 3 tháng đầu năm 2022, tiền gửi của khách hàng tại các TCTD đã tăng 3,59%, tương đương tăng gần 400.000 tỉ đồng lên hơn 11,33 triệu tỉ đồng.
Như vậy, trong 3 tháng của quý 2/2022, huy động tiền gửi vào hệ thống TCTD gần như đi ngang.
Trên thị trường, cuộc đua tăng lãi suất huy động khá "nóng" trong những tháng đầu năm nhưng đã hạ nhiệt trong tháng 6.
Mặc dù chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và huy động vốn khá lớn nhưng thanh khoản hệ thống lại trong trạng thái dồi dào thời gian gần đây. Nguyên nhân là nhiều ngân hàng đã chạm hạn mức tín dụng mà NHNN cấp cho hồi đầu năm, thậm chí có ngân hàng đã cạn "room" ngay từ cuối quý 1.
Ngân hàng Nhà nước cũng có động thái liên tiếp "hút" bớt thanh khoản trong tuần vừa qua với quy mô khá lớn. Trong 6 phiên (21/6-28/6), NHNN đã rút khỏi thị trường gần 100.000 tỉ đồng thông qua kênh tín phiếu.
SCB nhận danh hiệu Top 3 “Nhà tạo lập thị trường giao dịch repo nhiều nhất năm 2021”
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa được vinh danh là “Nhà tạo lập thị trường giao dịch repo nhiều thứ ba năm 2021” do Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) trao tặng.
SCB nhận danh hiệu Top 3 “Nhà tạo lập thị trường giao dịch repo nhiều nhất năm 2021” |
Sự kiện năm nay có sự quan tâm và tham gia đông đảo của hàng trăm Định chế tài chính trong và ngoài nước như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư…
Đây là giải thưởng danh giá hàng năm ghi nhận đóng góp của nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ trong nỗ lực xây dựng đường cong lãi suất ngắn hạn cho thị trường, thúc đẩy thanh khoản và sự phát triển của thị trường công cụ nợ Chính phủ.
Nhiều năm qua, SCB luôn nỗ lực đồng hành cùng sự phát triển của thị trường công cụ nợ Chính phủ và là thành viên tích cực trong danh sách các nhà tạo lập thị trường của VBMA. Năm 2022, SCB tiếp tục được Bộ Tài chính công nhận là nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ cùng 17 Định chế tài chính uy tín khác.
Với giá trị giao dịch repo trái phiếu chính phủ được VBMA ghi nhận nhiều thứ 3 năm 2021, SCB đã khẳng định được vị thế và uy tín của Ngân hàng trong các hoạt động trên thị trường Trái phiếu Chính phủ, đồng thời thể hiện đóng góp của Ngân hàng trong việc thúc đẩy thanh khoản cho thị trường Repo công cụ nợ Chính phủ. Trước đó, SCB cũng đã vinh dự nằm trong danh sách Top 3 “Nhà tạo lập thị trường chào giá giao dịch repo tốt nhất năm 2020”.
Bên cạnh giải thưởng VBMA trao tặng, thời gian vừa qua, SCB tiếp tục được nhiều tổ chức ghi nhận thành quả trong các hoạt động tài chính, sản phẩm dịch vụ như “Leadership in Debit Payment Volume Growth 2021” - Ngân hàng dẫn đầu về tăng trưởng doanh số chi tiêu thẻ ghi nợ năm 2021 do Tổ chức Thẻ quốc tế Visa công nhận, “Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2022” do Vietnam Report bình chọn, “Fast Enterprise Award” (Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh) do Asia Pacific Enterprise Awards 2021 trao tặng.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 1/7: Agribank rao bán nhiều dự án bất động sản tại trung tâm TP HCM