Hà Nội: 19°C
Thừa Thiên Huế: 24°C
TP Hồ Chí Minh: 27°C
Quảng Ninh: 21°C
Hải Phòng: 20°C

Trồng rừng dưới đáy biển

Tháng 8, biển trong xanh, nắng vàng và những con sóng bạc đầu mơn man. Đây là thời điểm đẹp nhất trong năm, thích hợp để Nhóm lặn biển PADI Việt Nam ươm trồng san hô tại các vùng biển Nha Trang, Vân Phong, Vĩnh Hy...
Thúc đẩy liên kết, tăng sức chống chịu với thời tiết cực đoan Khẩn trương hoàn thiện kế hoạch tổng thể phục hồi rạn san hô tại Hòn Mun và vịnh Nha Trang

Ươm từng nhánh san hô
Khi bình minh còn chưa ló rạng, từ Nha Trang, Nhóm lặn biển PADI Việt Nam chất đồ nghề lặn biển và dụng cụ trồng san hô lên mấy chiếc xe bán tải trực chỉ phía nam thẳng tiến. Sau các đợt ươm trồng san hô thử nghiệm tại Vân Phong, Nha Trang, đợt này nhóm thực hiện tại khu vực vịnh Cam Ranh và Vĩnh Hy (tỉnh Ninh Thuận). Nhóm lặn được hình thành ở Nha Trang, nhưng thành viên hiện nay đã lên tới cả ngàn người, đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: Hà Nội, Lào Cai, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang… Mỗi lần đi trồng san hô, chỉ có khoảng 50 thành viên may mắn được chọn; kinh phí thực hiện do mọi người tự nguyện đóng góp.

Trồng rừng dưới đáy biển
Đưa giá ươm san hô xuống đáy biển.

Sau hơn 1 giờ di chuyển, nhóm đến điểm tập kết, ca nô đã chờ sẵn. Không ai bảo ai, các thành viên mau lẹ chất đồ lên boong, rời bến. Ca nô trồi lên, hụp xuống theo từng nhịp sóng. Chiếc phao tiêu tròn như quả bóng, nặng hai người khiêng trên boong cũng lúc lắc theo. Với dân lặn biển chuyên nghiệp, ra khơi không gặp chút sóng gió sẽ mất đi phần thú vị. Anh Nguyễn Hà Minh Trị - Huấn luyện viên, Trưởng nhóm lặn biển PADI Việt Nam (trú ở xã Vĩnh Thái, TP. Nha Trang) tâm sự: “Tôi là huấn luyện viên lặn quốc tế với hơn 23 năm trong nghề, đã chứng kiến sự biến đổi của rạn san hô qua từng giai đoạn ở khắp các vùng biển Việt Nam. Những năm gần đây, rạn san hô ở khắp nơi đã chết dần bởi biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự tàn phá của con người, diện tích bị thu hẹp đáng kể”.


Xót xa trước những vạt “rừng dưới đáy biển” bị tàn phá, nhóm lặn của anh Trị đã lên ý tưởng phục hồi lại các rạn san hô ở khu vực biển Nha Trang và Ninh Thuận. “Trồng một nhánh san hô - tặng thế hệ mai sau” là tên gọi những chuyến đi nuôi cấy san hô của các thành viên nhóm lặn biển PADI Việt Nam. Những mầm san hô đầu tiên được gieo vào lòng biển mang theo nhiều hi vọng. Công việc nuôi cấy san hô được nhóm nghiên cứu thử nghiệm, bắt đầu từ một vài nhánh nhỏ tại vùng biển Nha Trang bằng phương pháp dán san hô trực tiếp lên đá và các tảng san hô chết bằng chất liệu xi măng, chất kết dính. Anh Trị cho biết: “Sau hơn 6 tháng, những nhánh san hô này phát triển rất tốt và khỏe mạnh. Những mầm san hô được trồng ở biển Nha Trang đến nay đã phát triển được 3cm và rễ đã bám chắc vào phần đế. Ngoài ra, nhóm còn trồng 2 giàn san hô lên giàn giá treo theo mô hình vườn ươm tại vùng biển Ninh Thuận đã được 4 tháng và kết quả cũng khả quan. 90% san hô được ươm tại đây đang phát triển rất tốt, đã nhú mầm non, khoảng 10% còn lại bị rêu bám nên hơi yếu do thiếu ánh sáng”.


9 giờ sáng, mặt trời lên cao, nắng bắt đầu gắt. Anh Nguyễn Quốc Trung - Đội trưởng Đội lặn TP. Hồ Chí Minh (thành viên Nhóm lặn biển PADI Việt Nam), một tay cầm máy định vị GPS, một tay níu chặt thành ca nô, miệng hô từng câu khẩu lệnh để người tài công đưa tàu vào đúng vị trí thả neo. Nhóm kỹ thuật gồm 3 người mặc áo lặn, ngậm ống hơi khẩn trương ra boong sau đem theo dụng cụ cá nhân rồi lần lượt nhảy ùm xuống biển. Bên dưới, ở độ sâu 7m là khu vực để ươm san hô.

Trồng rừng dưới đáy biển
Mẫu san hô dùng để ươm trồng.

Công việc của nhóm là thả giàn treo trồng các nhánh san hô và cố định vào các vị trí tốt nhất để san hô có thể phát triển lâu dài tạo thành các vạt lớn trong tương lai. Tại đây, nhóm sẽ lặn xuống tìm những bụi san hô lớn, sau đó chiết một số nhánh khoảng vài centimet đưa về ghép lên giá đỡ bằng nhựa. Những nhánh san hô này được cấy lên giàn đỡ để nuôi trong thời gian từ 3 đến 5 năm. Sau một thời gian theo dõi, nếu san hô phát triển tốt, nhóm sẽ cắt và đưa đến các rạn san hô bị ảnh hưởng để trồng thay thế cho những cây san hô bị chết. Anh Nguyễn Quốc Trung cho biết, để tạo được một vườn ươm san hô dưới đáy biển cần một thời gian dài. Giá thể để cấy san hô là những ống nhựa PVC được hàn thành những khung rộng, trên đó gắn sẵn những đoạn ống cao khoảng 12cm, cách nhau 40cm để đón những nhành san hô cấy vào. “San hô là động vật, rất nhạy cảm với môi trường nên địa điểm để đặt vườn ươm phải đảm bảo những điều kiện khắt khe như nguồn nước không được ô nhiễm, không quá sâu và cũng không quá cạn, đặc biệt là tránh xa những tác động của con người” - anh Trung giải thích.

Trồng rừng dưới đáy biển
Thực hiện kỹ thuật ươm trồng san hô.

Đã nhiều lần tham gia trồng san hô, anh Trịnh Ngọc Sáng - Đội trưởng Đội lặn Hà Nội (thành viên Nhóm lặn biển PADI Việt Nam) chia sẻ, biển Việt Nam nơi nào cũng đẹp. Mỗi vùng biển anh từng lặn đều để lại trong anh những cảm xúc khác nhau. Anh cùng các thành viên nhóm lặn sẵn sàng bỏ kinh phí để ươm cấy san hô, tạo môi trường sống cho các sinh vật biển như một cách để trả ơn biển. “Cách tốt nhất là gìn giữ và phát triển những hệ sinh vật biển vốn có. Nếu hôm nay chúng ta không hành động, thế hệ con cháu chắc không còn gì để ngắm mỗi khi lặn xuống lòng biển sâu”, anh Sáng tâm sự.


Món quà cho mai sau


Với các thành viên tham gia công việc nuôi cấy, tái tạo lại rạn san hô, mỗi nhánh san hô sống và phát triển được chính là món quà họ dành cho những người yêu biển, tặng lại cho thế hệ mai sau. “Khi thực hiện chương trình, tôi và tất cả thành viên tham gia xác định, trồng san hô không phải như trồng cây. Kết quả không đến liền, phải chờ 5-10 năm hoặc có thể vài chục năm mới thấy. Vì vậy, chúng tôi đã đặt tên cho hoạt động này là “Trồng một nhánh san hô - tặng thế hệ mai sau” - anh Trị chia sẻ.

Trồng rừng dưới đáy biển
Tách, chiếc san hô để nhân giống


Tuy công việc khá nặng nhọc nhưng do có kỹ năng và dụng cụ lặn chuyên nghiệp nên trong quá trình thực hiện mô hình, nhóm gần như không gặp trở ngại nào. Dù ở khắp nơi trong cả nước song do nhận thức rõ mục đích của mô hình là góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tái tạo lại nơi trú ẩn cho các loài hải sản sinh trưởng nên các thành viên Nhóm lặn biển PADI Việt Nam đều nhiệt tình, tự nguyện tham gia. Theo anh Trị, Nha Trang và Ninh Thuận có môi trường biển rất đẹp, nước trong, sạch và có nhiều bãi san hô giá trị... Thế nhưng, hiện nay, còn nhiều ngư dân vẫn chưa ý thức bảo vệ môi trường nên còn sử dụng hình thức khai thác hải sản mang tính chất hủy diệt, như sử dụng chất nổ và khí độc tại các rạn san hô, gây ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường sinh thái các loài hải sản nói chung và san hô nói riêng. Bên cạnh đó, nhiều bãi san hô còn bị lưới đánh cá do ngư dân vứt bỏ bao phủ, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của san hô. “San hô phát triển rất chậm, mỗi năm chỉ cao chừng 1-3cm, nếu vùng nước sạch có thể phát triển nhanh hơn. Do đó, mong rằng việc ươm trồng san hô sẽ được cả cộng đồng chung tay. Mỗi người ý thức được việc giữ gìn môi trường biển thì hệ sinh thái biển mới tránh được nguy cơ bị tàn phá” - anh Trị bộc bạch.


Sau khi hoàn thành chuyến trồng san hô ở Cam Ranh và Vĩnh Hy, các thành viên của Nhóm lặn biển PADI Việt Nam lại vui vẻ chia tay nhau tại Nha Trang. Họ hẹn gặp lại nhau trong lần lặn biển trồng san hô tại khu vực Đầm Môn (huyện Vạn Ninh) sắp tới. Tất cả đều hi vọng, mỗi nhánh san hô được ươm thử nghiệm hôm nay, vài năm sau sẽ phát triển mạnh mẽ để có thể nhân giống đưa đi trồng nơi khác. Nếu chương trình thành công trên vùng biển Khánh Hòa và Ninh Thuận, nhóm sẽ thực hiện nhân rộng mô hình ra khắp các vùng biển, đảo Việt Nam, góp phần tái tạo các rạn san hô đã bị hủy hoại.

Ông Trần Văn Tiếp - Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận): Mô hình ươm trồng san hô mà Nhóm lặn biển PADI Việt Nam thực hiện là ý tưởng tốt để góp phần tái tạo các rạn san hô về lâu dài, nhất là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái biển cho cộng đồng. Tuy nhiên, do mô hình còn mới nên cần có thời gian để đánh giá kết quả và công tác quản lý mới có thể nhân rộng mô hình. Thời gian tới, Vườn quốc gia Núi Chúa cũng dự định sẽ mời một đơn vị chuyên nuôi cấy san hô có hiệu quả về khảo sát để lập dự án tái tạo san hô trên phạm vi của đơn vị quản lý.

Anh Nguyễn Hà Minh Trị cho biết, đây là mô hình thí điểm đầu tiên trong cả nước do nhóm thực hiện. Trước đây, tại Nha Trang, Viện Hải dương học đã thực hiện mô hình cấy san hô vào giá thể bằng xi măng. Còn nhóm đang thí điểm phương án giá đỡ bằng nhựa để dễ vận chuyển hơn. Ngoài cấy trên giá đỡ, nhóm chúng tôi còn sử dụng loại xi măng đặc biệt để gắn một số nhánh san hô thí điểm lên các bãi đá gần bờ. Hiện hoạt động này đang trong quá trình thử nghiệm và trồng bên ngoài các khu vực có san hô được bảo tồn, khi thành công chúng tôi sẽ báo cáo và xin phép cơ quan chức năng cho ươm trồng đại trà. Tại khu vực Vĩnh Hy, Ninh Thuận, nhóm đã xin phép để ươm được một số lượng lớn san hô. Khi thành công, đây sẽ là nguồn giống đưa về trồng mới tại vùng biển của Nha Trang.

Nguồn:Trồng rừng dưới đáy biển

Đình Lâm
baokhanhhoa.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Không khí lạnh tăng cường, vùng núi và trung du Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Không khí lạnh tăng cường, vùng núi và trung du Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay (8/1), bộ phận không khí lạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/1: Điều chỉnh tiến độ dự án nghỉ dưỡng 16 triệu USD Vinacapital Hội An

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/1: Điều chỉnh tiến độ dự án nghỉ dưỡng 16 triệu USD Vinacapital Hội An
Sóc Sơn sắp có Khu công nghiệp sạch quy mô hơn 300 ha; Phát hiện sai sót trong quản lý bảo vệ môi trường tại các KCN Đồng Nai; Bình Định giải trình về quy hoạch KCN Phù Mỹ không phù hợp với quy mô dự kiến; TPHCM cấp hơn 5.700 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý

Điểm tin ngân hàng ngày 8/1: Đề nghị MSB chấn chỉnh công tác thẩm định, cấp tín dụng

Điểm tin ngân hàng ngày 8/1:  Đề nghị MSB chấn chỉnh công tác thẩm định, cấp tín dụng
SCIC thu về gần 223 tỷ đồng sau khi thoái vốn tại Tổng công ty Thăng Long; Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói gì về việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động; Thông tư 02 hết hiệu lực, các ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng thế nào; ACB phát hành trái phiếu nhiều nhất thị trường trong năm 2024…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Giá heo hơi hôm nay 8/1: Trở lại đà tăng tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 8/1: Trở lại đà tăng tại một số địa phương
Giá heo hơi hôm nay đã trở lại đà tăng tại nhiều địa phương, đặc biệt khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Khảo sát mới nhất cho thấy thương lái trên cả nước đang thu mua heo hơi với giá từ 66.000 - 69.000 đồng/kg.

Nhận định phiên giao dịch ngày 8/1: Chờ đợi tín hiệu rõ ràng trong nhịp điều chỉnh

Nhận định phiên giao dịch ngày 8/1: Chờ đợi tín hiệu rõ ràng trong nhịp điều chỉnh
Phiên giao dịch ngày 8/1/2025 được dự báo sẽ tiếp tục trong trạng thái rung lắc với sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm cổ phiếu. Dòng tiền thận trọng, áp lực bán mạnh từ khối ngoại và những tín hiệu kỹ thuật tiêu cực khiến thị trường đối mặt với rủi ro giảm sâu hơn. Nhà đầu tư được khuyến nghị giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp và ưu tiên chiến lược trading linh hoạt để bảo toàn vốn.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.