Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 19°C
Quảng Ninh: 15°C
Hải Phòng: 15°C
TP Hồ Chí Minh: 31°C

Tương lai khí hậu toàn cầu liệu có thể lạc quan hơn?

Biến đổi khí hậu luôn là vấn đề nóng của thế giới sau khi trải qua một năm 2023 với những kỷ lục mới về hạn hán, động đất, cháy rừng... Tuy nhiên, ta hoàn toàn có căn cứ để kỳ vọng về sự “khởi sắc” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
El Nino có thể khiến khí hậu toàn cầu năm 2024 còn nóng hơn nữa Biến đổi khí hậu và nguy cơ tận diệt muôn loài

Cảnh báo cho nhân loại

Trong “Báo cáo Khoảng cách phát thải hằng năm” của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) dự đoán năm 2024 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử loài người. Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), Liên hợp quốc đã đưa ra cảnh báo rằng thế giới đang trên đà hứng chịu tình trạng nóng lên “khủng khiếp”, với nhiệt độ toàn cầu dự kiến tăng thêm 3 độ C.

Đáng nói mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái đất đến năm 2100 tăng không quá 2°C (tốt nhất là không quá 1,5°C) so với thời tiền công nghiệp được cộng đồng quốc tế thống nhất trong Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015 gần như đã trở thành bất khả thi. Bởi lẽ UNEP đã cảnh báo rằng hành tinh đang trên đà nóng lên “một cách thảm khốc” từ 2,5°C đến 2,9°C vào năm 2100.

Cơ quan theo dõi Biến đổi Khí hậu của Liên minh châu Âu (Copernicus) cho biết, mùa hè năm 2023 là mùa nóng kỷ lục từng được ghi nhận trong lịch sử châu Âu. Khoảng thời gian ba tháng từ tháng 6 đến tháng 8 đã vượt qua các kỷ lục trước đó, với nhiệt độ trung bình là 16,8°C, cao hơn mức trung bình 0,66°C.

Không những thế từ Âu sang Á đang chứng kiến một mùa hè nóng chưa từng thấy hay các hiện tượng thiên tai ngày một tàn khốc. Trong ngày đầu năm 2024, Nhật Bản đã phải hứng chịu một trận động đất lên tới 7,9 độ richter khiến nhiều người thiệt mạng, đường xá và nhiều tài sản hư hỏng.

Nắng nóng cũng gây ra cháy rừng, điển hình là trận cháy thảm khốc hồi tháng 8 tại Hawaii. Hơn 850 hecta đất với cây cối nhà cửa trên hòn đảo bị thiêu rụi và gần 100 người tại đây thiệt mạng. Nếu không có bất cứ hành động nào, thiên tai sẽ “họa” ngày một nhiều hơn đến cuộc sống của người dân trên thế giới.

5 lý do để có thể kỳ vọng

Mới đây, CNN đã chỉ ra 5 lý do có thể lạc quan hơn về tương lai khí hậu toàn cầu. Cụ thể thứ nhất, năm 2023 đánh dấu xu hướng năng lượng tái tạo tăng vọt. Công suất năng lượng tái tạo đang trên đà tăng lên mức lớn nhất từ trước đến nay. Khi nhu cầu nhanh chóng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch ngày càng trở nên cấp thiết, đã có một số điểm sáng về năng lượng sạch trên khắp thế giới.

Trung Quốc - Quốc gia tiêu thụ than đá và phát thải CO2 lớn nhất thế giới đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng khi đề ra lộ trình đạt được mục tiêu sử dụng năng lượng gió và Mặt Trời sớm hơn 5 năm.

Thứ hai đó là thỏa thuận nhắm mục tiêu dần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Sau hơn 2 tuần đàm phán tại Hội nghị COP28 gần 200 quốc gia đã thông qua thỏa thuận về khí hậu lần đầu tiên kêu gọi thế giới tiến tới từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Đây được xem là bước ngoặt đối với thế giới trong công cuộc cắt giảm khí nhà kính gây biến đổi khí hậu.

Tương lai khí hậu toàn cầu liệu có thể lạc quan hơn?
Thiên tai ngày một khó dự báo do biến đổi khí hậu.

Thứ ba nạn phá rừng Amazon tại Brazil giảm mạnh sau nhiều năm tăng đáng báo động. Amazon được biết tới rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới và việc bảo vệ "lá phổi xanh" của Trái Đất này, đây là tín hiệu đáng mừng trong việc hạn chế biến đổi khí hậu.

Thứ tư đó là tầng ozone đang trên đà phục hồi hoàn toàn trong nhiều thập kỷ khi các hóa chất gây hại cho "tấm khiên" của Trái Đất được loại bỏ dần trên toàn thế giới. Sự phục hồi sau đó của tầng ozone được đánh giá là một trong những thành tựu môi trường "lớn nhất thế giới."

Thứ năm đó là doanh số bán xe điện tăng vọt trong năm nay. Doanh số xe điện tại Mỹ đạt mức cao nhất mọi thời đại, với 1 triệu xe, chiếm khoảng 8% tổng doanh số xe mới ở nước này trong nửa đầu năm 2023.

Tại Trung Quốc, xe điện chiếm 19% tổng doanh số bán xe trên cả nước và chiếm 15% doanh số xe chở khách mới trên toàn thế giới. Trong khi đó, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô châu Âu (EAMA) cho biết doanh số bán xe điện ở châu lục này đã tăng 47% trong 9 tháng đầu năm 2023.

Phát biểu tại Diễn đàn “Phát thải ròng bằng 0 (NetZero 2050): Từ cam kết đến hành động”, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho rằng, kể “từ khi có COP26, đến nay, về cơ bản chính sách của chính phủ đã có hành động cụ thể, giao cho các bộ ngành liên quan với các chương trình hành động cụ thể. Đó là hành động về mặt chính cách, tuy nhiên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam là một trong những nước cam kết đi đầu trong chương trình hành động này. Quan trọng nhất là cam kết hành động của nhà quản lý, doanh nghiệp, các đơn vị liên quan”.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là xu thế để hướng tới phát triển "xanh."

Nguồn:Tương lai khí hậu toàn cầu liệu có thể lạc quan hơn?

Nhật Hạ
kinhtemoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điện Biên: Mưa lớn kèm dông lốc làm tốc mái 39 nhà dân

Điện Biên: Mưa lớn kèm dông lốc làm tốc mái 39 nhà dân
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Điện Biên. Từ ngày 21/2 - 24/2/2025, do ảnh hưởng của vùng mây gây mưa và dông lớn, kèm theo mưa đá tại một số xã trên địa bàn đã khiến 39 ngôi nhà của người dân bị thiệt hại.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 25/2: Dự báo thị trường bất động sản Cần Thơ tăng trưởng mạnh

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 25/2: Dự báo thị trường bất động sản Cần Thơ tăng trưởng mạnh
TPHCM hoàn tất cấp sổ hồng cho 51 dự án nhà ở thương mại; Liên danh Coteccons, Fecon, CC1 trúng thầu gói 3.100 tỷ đồng tại sân bay Long Thành; Đồng Nai thu hồi 9 khu đất tại huyện Thống Nhất để đấu giá quyền sử dụng đất; Đà Nẵng cho phép người nước ngoài mua nhà tại dự án Capital Square 2 và 3…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.

Nhận định phiên giao dịch ngày 25/2: Có thể kiểm định lại mốc 1.300 trong những phiên tới

Nhận định phiên giao dịch ngày 25/2: Có thể kiểm định lại mốc 1.300 trong những phiên tới
Thị trường vừa chứng kiến VN Index có phiên bứt phá mạnh mẽ, chính thức vượt mốc 1.300 điểm. Thanh khoản tăng mạnh, cao hơn mức ghi nhận trong các phiên bùng nổ trước đó, phản ánh sự hưng phấn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc vượt mốc 1.300 điểm sớm cũng có thể xảy ra những đợt rung lắc mạnh trong những phiên tới, đòi hỏi nhà đầu tư cần thận trọng và linh hoạt.

Giá vàng hôm nay 25/2: thế giới tiến gần đến ngưỡng 3.000 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 25/2: thế giới tiến gần đến ngưỡng 3.000 USD/ounce
Giá vàng hôm nay 25/2, thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh tiến gần đến vùng giá 3.000 USD/ounce. Thị trường tròng nước cả vàng miếng SJC và nhẫn cùng tăng mạnh lên ngưỡng 92 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá USD hôm nay 25/2: thị trường tự do tiếp tục tăng, ngân hàng giảm

Tỷ giá USD hôm nay 25/2: thị trường tự do tiếp tục tăng, ngân hàng giảm
Tỷ giá USD hôm nay 25/2, thị trường tự do tiếp tục tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại chưa ngừng giảm giá trao đổi đồng USD. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.646 đồng.