Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 30/9: USD tiếp tục đi ngang
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 29/9: Đồng USD suy yếu sau dữ liệu lạm phát Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 28/9: Xuống mốc 100,42 |
Chỉ số DXY đã dao động lên xuống trong phạm vi hẹp suốt tuần vừa qua. Chỉ số này giao dịch trong khoảng từ 100,16-101,23. Triển vọng ngắn hạn hiện vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, việc Mỹ công bố dữ liệu Chỉ số Giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) vào cuối tuần trước có thể khiến chỉ số này tiếp tục duy trì xu hướng tiêu cực. Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm vào cuối tuần trước, sau dữ liệu PCE.
Chỉ số PCE của Mỹ đạt 2,37% (so với cùng kỳ năm trước) vào tháng 9, giảm so với mức 2,65% của tháng trước đó. PCE là chỉ số đo lường lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Vì vậy, khi PCE tiếp tục giảm, điều đó sẽ góp phần ủng hộ kế hoạch giảm lãi suất của Fed trong thời gian tới.
Tuần này sẽ có hai dữ liệu quan trọng cần được theo dõi sát sao. Đó là dữ liệu Chỉ số Quản lý Mua hàng (PMI) ngành sản xuất sẽ được công bố ngày 1-10. Hiện chỉ số này đang ở mức 47,2 trong tháng 8. Nếu chỉ số PMI tháng 9 thấp hơn, điều này sẽ làm dấy lên lo ngại về sự chậm lại của nền kinh tế, điều này sẽ gây bất lợi cho đồng bạc xanh.
Dữ liệu việc làm sẽ được công bố vào ngày 4-10. Trường hợp tỷ lệ thất nghiệp tăng trong tháng 9, từ mới 4,2% trong tháng 8, điều này sẽ đem lại viễn cảnh tiêu cực cho đồng bạc xanh.
Chỉ số DXY hiện ở mức hỗ trợ quan trọng là 100. Miễn là chỉ số này duy trì trên mức tâm lý 100, khả năng cao là nó sẽ tiếp tục dao động đi ngang trong một thời gian nữa. Chỉ số DXY sau đó có thể giao dịch trong phạm vi hẹp từ 100-101 hoặc rộng hơn từ 100-102. Sự bứt phá ở bất kỳ bên nào của phạm vi 100-102 sẽ quyết định hướng đi tiếp theo.
Nếu chỉ số này giảm xuống dưới 100, xu hướng giảm sẽ xuất hiện. Điều này có thể kéo chỉ số DXY xuống mức 98. Ngược lại, nếu có sự bứt phá mạnh trên 102, áp lực giảm sẽ được giải tỏa và chỉ số này có thể tăng lên mức 104.
Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đang gặp khó khăn trong việc duy trì đà tăng trên 3,8%. Mức kháng cự hiện tại là 3,83%. Trường hợp lợi suất duy trì dưới mức này, kịch bản tiếp theo sẽ là một đợt giảm xuống 3,6%. Việc phá vỡ mức hỗ trợ gần nhất ở mốc 3,72% có thể kích hoạt đợt giảm này.
Chỉ số EUR/USD vẫn tiếp tục duy trì trong phạm vi 1,10-1,12. Đồng tiền này đã vượt qua mức 1,12 vào tuần trước nhưng sau đó lại giảm trở lại. Các mốc hỗ trợ nằm ở 1,1050 và 1,10. Xu hướng vẫn tích cực đối với chỉ số này nếu nó tăng vượt mốc 1,12. Một sự bứt phá như vậy có thể đưa đồng EUR tăng lên mức 1,13-1,14.
Tuy nhiên, nếu đồng EUR giảm xuống dưới mức 1,10, điều này sẽ xác lập xu hướng giảm với khả năng rơi xuống mức 1,09-1,08.
Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 30-9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.118 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng nhẹ, hiện ở mức: 23.400 đồng - 25.273 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Vietcombank mua vào 24.390 đồng; bán ra 24.760 đồng
Vietinbank mua vào 24.280 đồng; bán ra 24.780 đồng
BIDV mua vào 24.430 đồng; bán ra 24.770 đồng.
Nguồn: Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 30/9: USD tiếp tục đi ngang