Hà Nội: 23°C
Thừa Thiên Huế: 25°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 22°C
Hải Phòng: 23°C

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Các địa phương chủ động bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết. Kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn.

Theo đó, trong Công điện ngày 21/7 về tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó.

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm
Hướng di chuyển của bão số 2.

Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương chỉ đạo điều tiết các hồ thủy lợi, thủy điện bảo đảm vận hành khoa học, an toàn tuyệt đối cho công trình, không để xảy ra lũ nhân tạo, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, trong đó lưu ý phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ; Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn đối với hoạt động thủy sản, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, an toàn hệ thống điện;

Chỉ đạo các đơn vị liên quan và lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với các địa phương, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có yêu cầu của địa phương; Chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho phương tiện vận tải trên biển, ven biển; chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở, nhất là trên các trục giao thông chính.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, đôn đốc triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai theo nhiệm vụ được phân công, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền. Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với địa phương triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ theo quy định.

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm
Các địa phương ven biển (khu vực miền Bắc và miền Trung) chủ động phương án ứng phó bão số 2. Ảnh minh họa.

Đối với UBND các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Chính phủ yêu cầu tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, ngập lụt để chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, trong đó: Tiếp tục hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch) còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.

Rà soát, chủ động sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để bảo đảm an toàn, nhất là các hộ dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét; Bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn. Chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại các khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống; Triển khai biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập, đê điều, hạn chế thiệt hại đối với nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và công trình cơ sở hạ tầng; Kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình bị thiệt hại, nhất là những gia đình có người bị chết, mất tích; huy động các lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả thiên tai.

Theo cơ quan khí tượng thủy văn, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đã mạnh lên thành bão (cơn bão số 2 trong năm 2024). Lúc 13h chiều nay 21/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc, 112,2 độ Kinh Đông trên vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, trưa và chiều mai 22/7/2024 bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ gây gió mạnh trên biển; bão có thể gây mưa to đến rất to tại các địa phương khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa, đặc biệt là khu vực phía Đông Bắc Bộ trong những ngày tới; nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ trên các sông suối nhỏ, ngập úng tại vùng thấp trũng và các đô thị, lũ quét, sạt lở đất ở miền núi và khu vực sườn dốc. Do đó, các địa phương cần chủ động triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.

Nguồn: Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Lý Lan
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhu cầu toàn cầu về công nghệ năng lượng sạch sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2035

Nhu cầu toàn cầu về công nghệ năng lượng sạch sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2035
Giá trị thị trường của các công nghệ năng lượng sạch có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2035, được thúc đẩy bởi năng lượng mặt trời, gió, xe điện và các cải tiến khác, theo báo cáo mới nhất của IEA.

Các tỉnh ven biển đảm bảo an toàn đê điều, chủ động ứng phó bão số 8

Các tỉnh ven biển đảm bảo an toàn đê điều, chủ động ứng phó bão số 8
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 8 (bão Toraji), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các bộ, ngành, địa phương vùng ven biển, từ tỉnh Quảng Ninh đến Bình Định cần sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu, đồng thời tổ chức trực ban 24/24h, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão.

COP29: Cần hành động sau các cuộc thảo luận

COP29: Cần hành động sau các cuộc thảo luận
COP28 được cho là thắng lợi quan trọng của các nước đang phát triển, bởi đã hình thành Quỹ Tổn thất và thiệt hại với khoản tài chính cam kết đổ vào quỹ khoảng 700 triệu USD. Ấy vậy, đến nay khoản tài chính này vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc và hiện cũng chưa có cam kết mới. Sang COP29 sẽ tiếp tục vận động các khoản đóng góp cho Quỹ này.

Bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Bão số 7 (bão Yinxing) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và dự báo gây mưa lớn cho nhiều tỉnh, thành Trung Bộ.

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 8 có sức gió mạnh nhất 102 km/h, giật cấp 12

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 8 có sức gió mạnh nhất 102 km/h, giật cấp 12
Hồi 10 giờ ngày 12/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/h), giật cấp 12.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.