Ưu tiên dự án điện mặt trời mặt hồ, mở tối đa quy hoạch cho dự án điện rác
a
Ngày 31/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII và điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Hội nghị nhằm cụ thể hóa Quyết định số 262/QĐ-TTg (Quyết định 62) ngày 1/4/2024, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) và văn bản chỉ đạo số 9600/VPCP-CN ngày 26/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc trình điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Các địa phương đề xuất bổ sung thêm dự án năng lượng tái tạo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện đề xuất nâng công suất điện gió 600MW (quy hoạch cũ là 400MW) bởi tỉnh Quảng Ninh cho rằng có nhiều vị trí tiềm năng cho phát triển điện gió đã được đo đạc khảo sát. Ngoài ra, dự án điện khí LNG với công suất 1500MW đã khởi động năm 2021 đến nay đã hoàn thành, hiện tỉnh Quảng Ninh đang chờ định mức chi phí được ban hành (Fs).
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang cho biết, với hơn 200km bờ biển, diện tích đất liền lớn so với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dân số gần 2 triệu người, Kiên Giang có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo. Do đó, Sở Công Thương Kiên Giang đề xuất Bộ Công Thương đưa vào quy hoạch thêm 20MW điện rác, 1,600 MW điện gió.
Riêng điện mặt trời, Kiên giang có nhiều diện tích nuôi tôm đã giao cho doanh nghiệp trên dưới 1000ha đất nuôi tôm nhưng hiện chỉ nuôi tôm như vậy sẽ không phát huy hiệu quả, có doanh nghiệp đang xây dựng dự án để phát triển năng lượng mặt trời khoảng 1.000MW, mong muốn được bổ sung vào quy hoạch của Kiên Giang.
Đối với Lâm Đồng, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Là tỉnh có nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo, tỉnh đề xuất bổ sung thêm thủy điện tích năng trên lưu vực sông Đồng Nai. Ngoài ra, nhiều diện tích mặt hồ chưa đưa vào quy hoạch, do vậy Lâm Đồng đề xuất bổ sung đưa vào quy hoạch các dự án điện mặt trời trên mặt nước.
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên đề nghị Bộ Công Thương xem xét bổ sung thêm công suất điện rác 10MW và 200MW điện mặt trời. Hiện Thái Nguyên được phân bổ 52MW điện mặt trời trong khi địa phương này có khoảng 6.000 diện tích mái khu công nghiệp.
Ngoài ra, các tỉnh Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Thuận, Hải Phòng, Gia Lai, Lạng Sơn… cũng đã đề xuất bổ sung thêm quy mô, công suất một số nguồn điện tái tạo, hỗ trợ nối lưới… dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương đồng thời mong muốn Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ các địa phương trong triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII trong thời gian tới.
Mở tối đa điện rác
Liên quan đến dự án điện khí LNG được tỉnh Quảng Ninh đề cập, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết: Nghị định hướng dẫn về phát triển nguồn đang được Bộ Công Thương xây dựng và sẽ sớm ban hành trong thời gian sớm nhất. Nghị định sẽ cho phép được chuyển ngang giá khí và bao tiêu sản lượng điện tối thiểu, tháo gỡ kịp thời các dự án điện khí LNG trên cả nước.
Giải đáp vấn đề mở rộng điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp và điện mặt trời mặt hồ, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thông tin: Sau khi Nghị định số 135/2024/NĐ-CP của Chính phủ Quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được ban hành, các dự án điện mặt trời áp mái ở các khu công nghiệp phát triển rất mạnh mẽ. Để có thể mở rộng hơn nữa đối tượng, phạm vi đối với điện mặt trời áp mái trong khu công nghiệp Bộ Công Thương đang xem xét nghiên cứu.
"Các địa phương nếu có mặt hồ, đặc biệt là mặt hồ thủy điện có sẵn có đường nối lưới sẽ được ưu tiên đưa vào ngay quy hoạch", Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay.
Đối với điện rác, Bộ Công Thương cho biết tinh thần chung sẽ mở ra tối đa quy hoạch cho các dự án điện rác khi các địa phương có nhu cầu và đề xuất lên Bộ Công Thương sẽ ủng hộ.
Thông tin thêm tại hội nghị, ông Nguyễn Tuyển Tâm, Trưởng phòng Kế hoạch và Quy hoạch, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) chia sẻ: Trước đây, theo Quy hoạch điện VIII, điện rác chỉ hơn 2200MW trên cả nước, trên cơ sở đó phân cho các địa phương với quy mô công suất giới hạn. Trong quá trình xây dựng điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, chúng tôi sẽ nghiên cứu để điều chỉnh quy mô cho phù hợp với quy mô, quy hoạch nguồn rác thải tại địa phương đồng thời đánh giá tác động lên lưới điện.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long mong muốn thời gian tới Bộ Công Thương sẽ nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ các địa phương trong triển khai điều chỉnh quy hoạch và thực hiện các dự án sau này. Sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương là nền tảng vững chắc để cho Bộ Công Thương thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng của Bộ.
"Đất nước đang bước vào giao đoạn phát triển mạnh mẽ, theo chỉ đạo của Trung ương chúng ta phải phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số như vậy việc phát triển nguồn điện cực kỳ quan trọng đối với quốc gia. Do đó, đề nghị các địa phương, tập đoàn và cơ quan liên quan khẩn trương phối hợp cung cấp thông tin số liệu cho Bộ Công Thương phục vụ tính toán phương án phát triển điện lực trước ngày 5/1/2025", Thứ trưởng nói.
Theo kế hoạch, Bộ Công Thương sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch điện VIII điều chỉnh xem xét, phê duyệt trước 28/2/2025.
Ngày 1/4/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 262/QĐ-TTg (Quyết định 62) phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), trong đó, phê duyệt danh mục các dự án năng lượng tái tạo của 46/63 tỉnh thành phố.
Đối với các tỉnh còn lại chưa đề xuất danh mục các dự án năng lượng tái tạo, Quyết định 62 cũng đã giao trách nhiệm cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn trương rà soát đối với phần công suất nguồn điện còn thiếu để hoàn thiện khẩn trương rà soát đối với phần điện công suất nguồn điện còn thiếu để hoàn thiện danh mục các dự án phát triển trong thời kỳ quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nhằm cụ thể hóa Quyết định 262 và Thông báo 129/TB-VPCP ngày 29/3/2024 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với 17 tỉnh còn lại để hoàn thiện danh mục dự án năng lượng tái tạo. Đồng thời, cập nhật tiến độ vận hành và hiệu chỉnh tên gọi một số dự án trên cơ sở đề nghị của UBND các tỉnh, thành phố.
Kết quả rà soát đã cập nhật bổ sung thông tin 123 dự án điện gió trên bời với công suất 7.697,9MW, 138 dự án thủy điện nhỏ với công suất 1.484,58MW, 21 dự án điện sinh khối với công suất 414MW, 34 dự án điện xuất từ rác với công suất 621,1MW.
Sau quá trình xây dựng, ngày 28/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1682/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật, nhằm xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án đáp ứng mục tiêu quy hoạch đã được đề ra, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế -xã hội theo từng thời kỳ, đảm bảo điện đi trước một bước; thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo đáp ứng phát triển bền vững và đòi hỏi xu thế của toàn cầu; xác định các giải pháp thu hút đầy tư phát triển điện lực theo Quy hoạch điện VIII trong thời kỳ quy hoạch cũng như cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện.
Điện rác tạo ra nguồn năng lượng tái tạo hiệu quả Nhà máy điện rác là một loại nhà máy sản xuất điện năng bằng cách đốt cháy rác thải, cũng được gọi là nhà máy xử lý rác thải. Quá trình này tạo ra nhiệt năng từ việc đốt cháy rác, sau đó sử dụng nhiệt năng này để tạo ra hơi nước, điều này lại tạo ra hơi nước tạo ra hơi nước để tạo ra hơi nước để tạo ra hơi nước và điện. Điện rác có thể giúp xử lý rác thải một cách hiệu quả và đồng thời tạo ra nguồn năng lượng tái tạo. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi, côn trùng... Hiện, Việt Nam đang có một số nhà máy điện rác vận hành hiệu quả như: Dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn, Hà Nội, với công suất 4.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 75 MW; Dự án nhà máy điện rác Vĩnh Tân, Bình Thuận, với công suất 600 tấn rác/ngày, công suất phát điện 30 MW; Dự án nhà máy điện rác Phù Ninh, Phú Thọ, với công suất 500 tấn rác/ngày, công suất phát điện 25 MW; Dự án nhà máy điện rác Củ Chi, TP. HCM, với công suất mỗi nhà máy là 1.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 50 MW… |
Nguồn: Ưu tiên dự án điện mặt trời mặt hồ, mở tối đa quy hoạch cho dự án điện rác