Hà Nội: 19°C
Thừa Thiên Huế: 24°C
TP Hồ Chí Minh: 30°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 20°C

Ưu tiên nguồn nước cho vùng hạ du mùa khô hạn

Trong bối cảnh nước về các hồ kém, việc cung ứng điện trong mùa khô đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng việc đảm bảo cấp nước cho hạ du phục vụ sinh hoạt và sản xuất vẫn được các nhà máy thủy điện ưu tiên hàng đầu.
Ngành nông nghiệp Quảng Nam linh hoạt ứng phó khô hạn, xâm nhập mặn Lai Châu: Sản xuất nông nghiệp gặp khó do khô hạn kéo dài

Vùng hạ du lưu vực sông Srêpốk có gần 2.000 ha lúa nước vụ Hè thu thuộc huyện Lắk, Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) và huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) phụ thuộc vào nước điều tiết của thủy điện. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, năm 2023, khả năng ảnh hưởng của hiện tượng El Nino khiến dòng chảy thiếu hụt từ 15 - 25% trên các sông ở khu vực Tây Nguyên so với trung bình nhiều năm. Nguy cơ thiếu nước trong thời gian còn lại của mùa cạn có khả năng sẽ diễn ra nghiêm trọng.

Trước thực tế nắng nóng và dự báo tình hình thời tiết bất lợi, ngày 12/5/2023, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có văn bản đề nghị các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa trên sông Srêpốk tổ chức vận hành hiệu quả các hồ chứa nhằm giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du lưu vực các tháng cuối của mùa hạn năm 2023.

Ưu tiên nguồn nước cho vùng hạ du mùa khô hạn
Thủy điện thiếu nước khô cạn.

Theo đó, Cục Quản lý tài nguyên nước đề nghị các đơn vị khai thác hồ chứa tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị để triển khai các giải pháp cấp bách giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cho hạ du. Hồ Buôn Tua Srah lập kế hoạch vận hành để nâng dần mực nước theo nguyên tắc ưu tiên bảo đảm cho cấp nước, sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng hạ du. Các hồ khác trên lưu vực, trong quá trình vận hành phối hợp điều tiết bổ sung nước cho hồ Srêpốk 4 nhằm cung cấp cho hạ du.

Theo ông Nguyễn Đức, Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Buôn Kuốp, để đảm bảo khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước trên lưu vực sông Sêrêpốk trong bối cảnh dự báo tình hình thời tiết diễn biến dị thường, đơn vị đã đề nghị chính quyền các địa phương vùng hạ du lập kế hoạch nhu cầu sử dụng nước cụ thể cho vụ Hè thu theo từng giai đoạn sử dụng nước, lưu lượng xả để Công ty có tính toán khoa học và căn cứ vào diễn biến thực tế nhằm khai thác nguồn nước hiệu quả. Trong trường hợp thời tiết diễn biến cực đoan, nắng nóng kéo dài gây khô hạn, Công ty sẽ huy động phần dự trữ dung tích tối thiểu của hồ chứa để sẵn sàng ứng phó với tình huống cấp bách xảy ra.

Ông Nguyễn Đức cho biết thêm, Công ty đã đề nghị các địa phương cử một đơn vị làm đầu mối để phối hợp với đơn vị trong việc trao đổi thông tin, thống nhất kế hoạch khai thác hồ chứa theo yêu cầu từng giai đoạn và thực hiện các giải pháp chống hạn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Bên cạnh đó, thông số vận hành hồ chứa cũng được đơn vị cập nhật để chính quyền các địa phương, tổ chức và nhân dân chủ động nắm thông tin, sử dụng nước phù hợp.

Theo Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã khai thác hồ chứa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước ở các địa phương vùng hạ du. Sở đề nghị, thời gian tới, Công ty tiếp tục khai thác hiệu quả nguồn nước, phối hợp với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia vận hành, khai thác hồ chứa và các nhà máy thủy điện nhằm duy trì ổn định sản xuất và tích dần mực nước hồ, có dự phòng nhằm ứng phó khi xảy ra hạn hán, đảm bảo nguồn nước chống hạn, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân phía hạ du lưu vực sông Sêrêpốk.

Nguồn: Ưu tiên nguồn nước cho vùng hạ du mùa khô hạn

Minh Trang
moitruong.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số
Kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được triển khai dựa trên các trụ cột cốt lõi của nền kinh tế xanh.

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?
Để kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng trên 8%, một trong những động lực quan trọng nhất chính là đầu tư công. Thậm chí, đầu tư công được cho là “chìa khóa” cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2025.

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 cho thấy, sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn luôn là hoạt động phát sinh chất thải hàng đầu tại khu vực nông thôn, nổi bật là nước thải (từ hoạt động chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản), phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, bao bì phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật…

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền
Để bảo vệ môi trường đảo ngọc Cù Lao Chàm (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đang kêu gọi, vận động người dân, du khách mang rác về đất liền mỗi khi rời đảo.

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?
Nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng hiện chiếm hơn một nửa trong tổng nguồn vốn cho bất động sản, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các ngân hàng phải lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là điều rất nguy hiểm. Do đó, thị trường cần thêm nhiều kênh dẫn vốn nữa như trái phiếu, tín phiếu… hay cần thêm nhiều quỹ đầu tư, quỹ phát triển,…