Vai trò của năng lượng sạch trong việc giảm phát thải CO2 trong năm 2022
200 doanh nghiệp tiên phong về kiến tạo năng lượng sạch tương lai 2022 là năm khởi đầu của một quá trình chuyển đổi xanh |
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng khí thải carbon dioxide từ than đá tăng 1,6%, còn từ xăng dầu tăng 2,5% trong năm 2022.
Lượng khí thải tăng cao là do kết quả của du lịch hàng không phục hồi sau đại dịch và nhiều thành phố chuyển sang sử dụng than đá như một nguồn năng lượng chi phí thấp.
Các sự kiện thời tiết cực đoan trong năm 2022 cũng là tác nhân làm tăng lượng khí thải carbon dioxide. Hạn hán làm giảm lượng nước cho thủy điện, làm tăng nhu cầu đốt nhiên liệu hóa thạch. Và các đợt nắng nóng làm tăng nhu cầu về điện.
Mặc dù vậy, IEA cho rằng chiến tranh ở Ukraine, giá năng lượng cao và lạm phát gia tăng, cùng nhiều vấn đề khác đã giúp lượng khí thải carbon toàn cầu tăng ít hơn dự kiến.
Dấu hiệu tích cực về khí hậu được cho là nhờ sự phát triển ồ ạt các năng lượng tái tạo trong năm 2022. Cơ quan này chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong sản xuất quang điện mặt trời và năng lượng gió đã giúp giảm gần 465 triệu tấn (Mt) CO2 trong ngành điện.
Bên cạnh đó, các công nghệ năng lượng sạch như xe điện và máy bơm nhiệt, cũng giúp giảm thêm 85 Mt CO2. Về việc này, IEA tuyên bố rằng “nếu không nhờ việc thúc đẩy triển khai năng lượng sạch, mức tăng phát thải hằng năm liên quan đến năng lượng có thể sẽ tăng gấp ba lần”.
Hơn nữa, cần lưu ý rằng việc giảm phát thải cũng là hậu quả của suy thoái kinh tế. Việc cắt giảm sản xuất công nghiệp, chủ yếu ở Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc và Bắc Mỹ, đã góp phần giảm 155 Mt CO2.
Trong năm 2022, Trung Quốc bất ngờ có những tiến triển vượt bậc khi dự kiến sẽ giảm gần 1% sản lượng CO2 khi tháng 12/2022 kết thúc. Đây được xem là một nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kiểm soát nghiêm ngặt lượng khí thải.
Cùng với đó, EU cũng đang trên đà chứng kiến giảm bớt lượng khí thải, khi toàn khối này đã giảm gần 0,8%.
Ở chiều ngược lại, Mỹ và Ấn Độ vẫn đang cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại, khi lượng khí thải của Mỹ có thể tăng 1,5% và của Ấn Độ là 6% trong năm 2022.
Nguồn:Vai trò của năng lượng sạch trong việc giảm phát thải CO2 trong năm 2022