Hà Nội: 26°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 31°C
Quảng Ninh: 21°C
Hải Phòng: 25°C

Xây dựng hiệp ước toàn cầu để bảo tồn các đại dương trên thế giới

Các quốc gia đã cam kết đến năm 2023 sẽ thực hiện mục tiêu bảo vệ 30% diện tích đất và biển trên thế giới.
"Không hợp thức hóa những dự án vi phạm" khi xây dựng nghị định về lấn biển Chủ trang trại 2,5 vạn gà đẻ tiết lộ thời điểm giá trứng rẻ nhất năm

“Hiệp ước biển quốc tế” sắp được thiết lập

Ngày 20/2, các nước thành viên Liên hợp quốc bắt đầu tiến trình đàm phán tại Hội nghị liên chính phủ lần thứ 6 (IGC6) diễn ra tại New York, Mỹ, để ký kết một hiệp ước khả thi nhằm bảo vệ và bảo tồn phần lớn đại dương trên thế giới.

Sau hơn 15 năm triển khai các cuộc thảo luận chính thức và phi chính thức, đây là lần thứ 3 trong chưa đầy 1 năm qua, các nhà đàm phán quy tụ tại New York với mong muốn đây sẽ là vòng đàm phán cuối cùng, mang lại kết quả cụ thể là một "Hiệp ước biển quốc tế."

Trước thềm hội nghị, dự kiến kéo dài tới hết ngày 3/3, giới quan sát vẫn lạc quan một cách thận trọng về kết quả sự kiện, một phần nhờ Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP15) diễn ra tháng 12/2022 tại Montreal (Canada) đã đạt được thỏa thuận lịch sử.

Xây dựng hiệp ước toàn cầu để bảo tồn các đại dương trên thế giới
Các quốc gia đã cam kết đến năm 2023 sẽ thực hiện mục tiêu bảo vệ 30% diện tích đất và biển trên thế giới.

Các quốc gia đã cam kết đến năm 2023 sẽ thực hiện mục tiêu bảo vệ 30% diện tích đất và biển trên thế giới. Theo đó, mục tiêu này được đánh giá là khó thực hiện nếu không bao gồm các vùng biển quốc tế mà tỷ lệ diện tích được bảo vệ hiện nay mới chỉ là 1%.

Lãnh đạo chương trình hành động vì đại dương của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF), Pepe Clarke, bày tỏ lạc quan về thỏa thuận đa dạng sinh học đạt được tại COP15 là "liều thuốc tăng lực" cần thiết để các chính phủ đạt được thỏa thuận trong hội nghị IGC lần này.

Vùng biển quốc tế là tất cả những phần biển không thuộc vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.

Dù chiếm tới hơn 60% diện tích các đại dương trên thế giới và gần 50% diện tích bề mặt Trái Đất, các vùng biển quốc tế lại nhận được rất ít sự quan tâm so với các vùng biển duyên hải.

Các hệ sinh thái đại dương đang bị đe dọa nghiêm trọng do tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và đánh bắt hải sản quá mức dù đây là nơi tạo ra tới 50% lượng oxy cho Trái Đất và góp phần quan trọng giảm thiểu tình trạng ấm lên toàn cầu nhờ hấp thụ phần lớn lượng CO2 thải ra từ hoạt động của con người.

Chuyên gia về bảo vệ đại dương nhìn nhận, đây là cơ hội cuối cùng để các bên đạt thỏa thuận mà các chính phủ không được phép bỏ lỡ. Tuy nhiên, hiện các bên vẫn chưa thể nhất trí về cách đánh giá những tác động môi trường từ các hoạt động của con người như hoạt động khai mỏ trong lòng đại dương ở vùng biển quốc tế.

Các đoàn đàm phán còn tranh cãi về việc phân chia lợi nhuận thu được từ các vật chất mới được phát hiện dưới lòng biển. Các nước đang phát triển vốn không đủ phương tiện để tiến hành các hoạt động nghiên cứu tốn kém cũng lo ngại bị bỏ lại phía sau trong khi các nước khác hưởng lợi lớn.

Nhiệt độ đại dương tăng cao kỷ lục

Thế giới tiếp tục chứng kiến nhiệt độ các đại dương lên các mức cao kỷ lục trong bối cảnh năm 2022 là năm ấm nhất trong lịch sử ghi chép của loài người.

Theo đó, so với năm 2021 - năm nóng nhất từng được ghi nhận trước đó - phần nước bề mặt dày 2.000m trên các đại dương đã tích tụ một lượng nhiệt lớn hơn, đủ để đun sôi khoảng 700 triệu ấm nước có dung tích 1,5 lít.

Mức độ ấm lên ở các đại dương là chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng biến đổi khí hậu vì đây là nơi hấp thụ tới hơn 90% lượng nhiệt toàn cầu. Do các đại dương phản ứng chậm hơn với tình trạng ấm lên toàn cầu nên các nhà khoa học tin rằng xu hướng nhiệt độ hình thành trong lòng đại dương sẽ tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Kể từ năm 2017, mức độ nóng lên tại các đại dương liên tục tăng lên những kỷ lục mới.

Bên cạnh việc đo nhiệt độ, nghiên cứu cũng tính toán độ mặn của nước trên đại dương và phát hiện ra rằng độ mặn ngày càng tăng tại những khu vực vốn có độ mặn cao trong khi tại các khu vực có độ mặn thấp thì chỉ số này ngày càng giảm.

Bên cạnh đó, các đại dương ấm lên còn dẫn tới tình trạng nước biển dâng và những hình thái thời tiết khắc nghiệt hơn như các trận bão lớn. Khi ấm lên, khả năng hấp thụ carbon của các đại dương cũng giảm dẫn tới lượng carbon do con người thải ra tồn đọng trong bầu khí quyển nhiều hơn, càng khiến tình trạng ấm lên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn.

Nguồn: Xây dựng hiệp ước toàn cầu để bảo tồn các đại dương trên thế giới

Lan Anh
kinhtemoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ứng phó với mưa lớn, nhiều hồ thủy điện ở Thừa Thiên Huế tăng cường xả lũ

Ứng phó với mưa lớn, nhiều hồ thủy điện ở Thừa Thiên Huế tăng cường xả lũ
Mưa lớn ở thượng nguồn, Thừa Thiên Huế đang vận hành xả lũ nhiều hồ thủy điện để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du. Mưa lớn ở thượng nguồn, Thừa Thiên Huế đang vận hành xả lũ nhiều hồ thủy điện để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.

Tài chính khí hậu có nguy cơ bất ổn

Tài chính khí hậu có nguy cơ bất ổn
Thế giới có thể đối mặt với một “kỷ nguyên bất ổn mới” về các cam kết tài chính khí hậu của Mỹ sau chiến thắng ông Donald Trump.

Duy Mạnh hé lộ buổi tập của đội tuyển Việt Nam tại Hàn Quốc

Duy Mạnh hé lộ buổi tập của đội tuyển Việt Nam tại Hàn Quốc
Trung vệ Duy Mạnh chia sẻ cảm nhận sau 2 ngày tập luyện dưới điều kiện thời tiết khác biệt với Hà Nội.

Hoa hậu Khánh Vân tiếp tục tung ảnh cưới "cực slay" ở Thái Lan

Hoa hậu Khánh Vân tiếp tục tung ảnh cưới "cực slay" ở Thái Lan
Hoa hậu Khánh Vân đã tiếp tục chiêu đãi người hâm mộ bộ ảnh cưới mới nhất của mình trước thềm hôn lễ với bạn trai hơn tuổi.

Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp nhỏ

Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp nhỏ
Khi “thể trạng” và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được cải thiện thì việc tiếp cận vốn tín dụng nhanh hơn, phát huy hiệu quả tốt hơn trong sản xuất kinh doanh.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.