Hà Nội: 18°C
Thừa Thiên Huế: 23°C
TP Hồ Chí Minh: 27°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 19°C

"Không hợp thức hóa những dự án vi phạm" khi xây dựng nghị định về lấn biển

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Nghị định quy định về lấn biển không được hợp thức hóa những dự án vi phạm, đồng thời tạo thuận lợi nhất cho những dự án triển khai theo đúng trình tự, thủ tục.
Thuận lợi và thách thức khi đầu tư ESG tại Việt Nam Trồng rừng dưới đáy biển

Tại buổi làm việc với các bộ, ngành liên quan về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định quy định lấn biển, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm lợi ích của dân, doanh nghiệp, nhà nước.

Cụ thể, đối với nghị định quy định lấn biển, đại diện Bộ TN&MT đã nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các bộ, ngành và 28 địa phương có biển để hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định. Trong đó, thẩm quyền giao khu vực biển để lấn biển, đưa khu vực biển để lấn biển vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án lấn biển.

"Không hợp thức hóa những dự án vi phạm" khi xây dựng nghị định về lấn biển
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát kỹ cơ sở pháp lý, thực tiễn triển khai các dự án lấn biển thời gian qua để hoàn thiện dự thảo nghị định.

Ngoài ra, các nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Nghị định nhằm tháo gỡ bất cập, vướng mắc, sát với thực tiễn, phù hợp với quy định pháp luật liên quan về thu hồi đất; đấu giá quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử; điều kiện, tiêu chí cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; xác định giá đất khi giao đất, cho thuê đất; trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất; xác định giá đất khi giao đất, cho thuê đất.

Lưu ý thêm, theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, cơ quan quản lý phải đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp, người dân, để xây dựng các quy định sát, đúng thực tiễn, khả thi.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu đầy đủ, khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định, sớm trình Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, phải rà soát rất kỹ cơ sở pháp lý, thực tiễn triển khai các dự án lấn biển thời gian qua để để hoàn thiện dự thảo nghị định trên tinh thần đơn giản hóa thủ tục hành chính; phân cấp gắn với các tiêu chí chặt chẽ và cơ chế kiểm soát, giám sát thực hiện; bảo đảm chặt chẽ, tương thích với các luật có liên quan như Luật Đất đai, Luật Tài nguyên, môi trường biển…

"Nghị định không được hợp thức hóa những dự án vi phạm (sai quy hoạch, sai thẩm quyền, không đúng trình tự thủ tục và các quy định pháp luật chuyên ngành), đồng thời tạo thuận lợi nhất cho những dự án triển khai theo đúng trình tự, thủ tục", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Tại cuộc làm việc, đại diện các bộ, ngành tiếp tục đóng góp ý kiến về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án lấn biển; điều khoản chuyển tiếp; phương án gộp hai thủ tục giao đất và giao khu vực để biển; khái niệm lấn biển; thẩm định, phê duyệt đơn giá, định mức xây dựng của dự án lấn biển.

Được biết, hoạt động lấn biển trên thực tế tại Việt Nam đã và đang được thực hiện để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội: Dự án hạ tầng khu công nghiệp - cảng biển - khu phi thuế quan Nam Đình Vũ (tỉnh Hải Phòng), Khu đô thị du lịch Hùng Thắng và Khu đô thị mới Halong Marina (tỉnh Quảng Ninh), Khu đô thị quốc tế Đa Phước và Khu đô thị sinh thái biển Phương Trang New Town (tỉnh Đà Nẵng), Khu đô thị mới Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang)…

Theo ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT cho biết, hiện nay, hoạt động lấn biển được quy định rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Cụ thể, pháp luật đất đai có quy định nguyên tắc khuyến khích khai hoang, lấn biển; Pháp luật về đầu tư quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư liên quan đến rừng phòng hộ lấn biển; Pháp luật bảo vệ môi trường quy định một số dự án lấn biển có quy mô lớn phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; Pháp luật về lâm nghiệp và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trong đó có rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định việc khai hoang, lấn biển trong phạm vi hành lang bảo vệ bờ biển… Như vậy, pháp luật hiện hành đã đề cập vấn đề lấn biển và quy định giao khu vực biển để thực hiện lấn biển.

Nguồn:"Không hợp thức hóa những dự án vi phạm" khi xây dựng nghị định về lấn biển

Lan Anh
kinhtemoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 23/2/2025: Tuổi Tuất gặp phải mâu thuẫn, tuổi Tỵ làm ăn thuận lợi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 23/2/2025: Tuổi Tuất gặp phải mâu thuẫn, tuổi Tỵ làm ăn thuận lợi
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 23/2/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?
Để kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng trên 8%, một trong những động lực quan trọng nhất chính là đầu tư công. Thậm chí, đầu tư công được cho là “chìa khóa” cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2025.

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền
Để bảo vệ môi trường đảo ngọc Cù Lao Chàm (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đang kêu gọi, vận động người dân, du khách mang rác về đất liền mỗi khi rời đảo.

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?
Nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng hiện chiếm hơn một nửa trong tổng nguồn vốn cho bất động sản, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các ngân hàng phải lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là điều rất nguy hiểm. Do đó, thị trường cần thêm nhiều kênh dẫn vốn nữa như trái phiếu, tín phiếu… hay cần thêm nhiều quỹ đầu tư, quỹ phát triển,…

Điểm tin ngân hàng ngày 22/2: Ngân hàng đã bơm gần 600.000 tỷ đồng vào lĩnh vực bất động sản

Điểm tin ngân hàng ngày 22/2: Ngân hàng đã bơm gần 600.000 tỷ đồng vào lĩnh vực bất động sản
Đã có hơn 20 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm; Tín dụng tiêu dùng tăng trưởng tích cực tại TP Hồ Chí Minh; Techcombank tăng cường ưu đãi chuyển tiền Quốc tế nhân dịp năm mới; Sacombank phủ nhận tin đồn bàn giao Bamboo Airways cho FLC…là những tin tài chính và ngân hàng nổi bật