Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 22°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 17°C
Hải Phòng: 17°C

Bầy côn trùng có thể tạo ra điện tích lớn làm thay đổi thời tiết?

Một nghiên cứu mới được các nhà khoa học Anh công bố trên tạp chí iScience ngày 24/10 cho biết, những đàn côn trùng lớn đang bay có thể tạo ra lượng điện tích tương đương với lượng điện trong khí quyển khi có một cơn giông bão.
Nghiên cứu loại bỏ carbon dioxide để làm sạch không khí Các nhà khoa học phát minh ra loại thuốc ngăn chặn nỗi sợ hãi
Bầy côn trùng có thể tạo ra điện tích lớn làm thay đổi thời tiết?
Những bầy côn trùng bay với mật độ dày đặc có thể tạo ra điện tích lớn. (Ảnh minh họa: Getty Images)

Phát hiện này được các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol và Đại học Reading (Anh) thực hiện bằng cách đo điện trường xung quanh tổ ong mật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những con ong có thể tạo ra lượng điện tích trong không khí nhiều như trong một cơn giông.

Cơ thể ong mật có thể chứa điện tích dương trong khi chúng bay đi kiếm ăn, do các phân tử không khí ma sát với đôi cánh đập cực nhanh của chúng (ong mật có thể đập cánh tới hơn 230 lần/giây) hoặc khi chúng đậu xuống các bề mặt tích điện.

Tác động của những điện tích cực nhỏ này trước đây không được quan tâm. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nghiên cứu mới được công bố cho thấy, loài côn trùng nhỏ bé này thực sự có thể tạo ra một lượng điện rất lớn.

Các nhà khoa học đã đo điện trường gần bầy ong để xem các con vật này sử dụng điện trường tĩnh trong môi trường như thế nào.

Nhóm nghiên cứu sử dụng thiết bị theo dõi điện trường để đo lường những thay đổi khi cả đàn ong bắt đầu bay lên. Họ ghi nhận đàn ong mật có thể làm tăng lượng điện tích có trong khí quyển, điều này phụ thuộc vào mật độ ong trong mỗi đàn.

Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thực hiện một mô hình đánh giá để xem các loài côn trùng khác có thể ảnh hưởng đến điện tích trong khí quyển như thế nào. Họ phát hiện rằng, các đàn côn trùng càng bay dày đặc sẽ tạo ra điện trường càng lớn.

Kết quả đo lường cho thấy, những bầy châu chấu có thể tạo ra lượng điện tích trong khí quyển tương tự một cơn bão.

Châu chấu thường tụ tập thành những đàn rất đông, với số lượng có thể lên đến 80 triệu con, chúng tạo ra những “đám mây châu chấu” có diện tích che phủ tới hơn 1.000 km2.

Các nhà khoa học nhận định rằng, hiệu ứng của đàn châu chấu lên điện trường khí quyển là đáng kinh ngạc, chúng tạo ra mật độ điện tích tương tự mật độ điện tích do một cơn giông bão tạo ra.

Nhóm nghiên cứu cho biết, côn trùng không có khả năng tự tạo ra bão, nhưng điện tích lớn do chúng tạo ra có thể gây ra tác động tới thời tiết.

Kết quả nghiên cứu này hữu ích đối với việc tìm hiểu biến đổi thời tiết và xây dựng các mô hình nghiên cứu khí hậu trong tương lai

Nguồn: Bầy côn trùng có thể tạo ra điện tích lớn làm thay đổi thời tiết?

Trung Hiêud
baoquocte.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Đề nghị điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

Hà Nội: Đề nghị điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá
Dự kiến UBND thành phố Hà Nội sẽ trình HĐND Thành phố xem xét, điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá theo Luật Thủ đô 2024.

Rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ không kéo dài

Rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ không kéo dài
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Bắc Bộ đang chịu ảnh hưởng từ đợt không khí lạnh tăng cường với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 11-13 độ C, vùng núi từ 9-11 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ C. Dự báo đợt rét này không kéo dài, khoảng ngày 27/2 trời sẽ ấm dần.

Bị phản ứng, EU bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu

Bị phản ứng, EU bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu
“Cắt giảm thuốc trừ sâu” hiện không còn nằm trong chương trình nghị sự của Ủy ban châu Âu do không đạt được kỳ vọng và bị phản đối mạnh mẽ từ nông dân.

‘Địa chỉ đỏ’ khám phá trọn vẹn bản sắc các dân tộc

‘Địa chỉ đỏ’ khám phá trọn vẹn bản sắc các dân tộc
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam hiện lên như một bức tranh đa sắc về văn hóa 54 dân tộc anh em. Không chỉ là nơi bảo tồn, gìn giữ giá trị truyền thống, nơi đây còn trở thành “địa chỉ đỏ” giúp học sinh, sinh viên trên khắp cả nước bước vào hành trình khám phá di sản dân tộc qua những trải nghiệm chân thực nhất.

Xây dựng phương án giải quyết dứt điểm vấn đề hạn mặn

Xây dựng phương án giải quyết dứt điểm vấn đề hạn mặn
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.