Hà Nội: 21°C
Thừa Thiên Huế: 21°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 17°C
Hải Phòng: 19°C

Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt

Thời gian qua, các cấp trong toàn tỉnh Bình Thuận luôn làm tốt và phát huy hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tại các địa phương, công tác phân loại rác thải sinh hoạt được chú trọng triển khai góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh xanh, sạch.

Tỉnh Bình Thuận xác định việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chất lâu dài và cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, UBND các cấp, nhất là cấp cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò then chốt.

Để góp phần nâng cao công tác phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương triển khai các giải pháp trong công tác quản lý cũng như tổ chức thực hiện. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, công viên chức, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh để tạo sự chuyển biến nhận thức về phân loại CTRSH tại nguồn tại địa phương.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở TN&MT Bình Thuận cho thấy, khối lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) được thu gom, xử lý toàn tỉnh trong năm vừa qua khoảng 859 tấn/ngày, đạt tỷ lệ khoảng 77%; riêng huyện Phú Quý đạt 100%, thị xã La Gi đạt 98%, thành phố Phan Thiết khoảng 90%.

Tuy nhiên, toàn tỉnh Bình Thuận mới có 5 nhà máy xử lý rác thải đang hoạt động, chưa đáp ứng nhu cầu xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ chôn lấp rác thải còn cao, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Để tăng cường công tác quản lý CTRSH, theo Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 890, ngày 16/4/2024 về Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, UBND cấp huyện, cấp xã ban hành kế hoạch, mô hình phân loại thu gom, tập kết, vận chuyển, xử lý, tái chế CTRSH phù hợp thực tế từng địa phương. Các địa phương thiết kế các bộ tài liệu tuyên truyền phân loại CTRSH tại nguồn (sổ tay, clip, hướng dẫn kỹ thuật), thành lập đội ngũ tuyên truyền cấp huyện, cấp xã để tuyên truyền đến hộ gia đình trong cộng đồng dân cư.

Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt
Người dân Bình Thuận đã nâng cao ý thức phân loại rác thải từ nguồn.

Đồng thời tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng báo, đài tỉnh, đài phát thanh các huyện, loa truyền thanh xã, phường để nhiều người nắm bắt. Quyết định số 890 của UBND tỉnh đề ra mục tiêu năm 2025 là 100% tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh được trang bị kiến thức về phân loại CTRSH tại nguồn.

Tỷ lệ CTRSH được phân loại tại nguồn ở các phường, thị trấn đạt tỷ lệ 70%, ở xã tỷ lệ 30%. Tỷ lệ CTRSH đô thị thu gom, xử lý theo đúng quy định đạt 90%. Tỷ lệ CTRSH nông thôn thu gom, xử lý theo đúng quy định đạt 80%. Tỷ lệ CTRSH tái chế trên 70%. Tỷ lệ chất thải nguy hại thu gom vận chuyển, xử lý đạt 98%. Mới đây tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Tài nguyên và Môi trường, Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận nhấn mạnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 44/CT/TU, ngày 15/11/2024, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý CTRSH và thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh.

Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về quản lý CTRSH đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, công viên chức, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh để tạo sự chuyển biến nhận thức về phân loại CTRSH tại nguồn tại địa phương.

Các địa phương thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH phù hợp điều kiện thực tế của từng khu vực, đảm bảo hiệu quả xử lý rác thải. UBND các huyện huy động mọi nguồn lực đầu tư, tăng cường xã hội hóa việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH; huy động sự tham gia tích cực từ cộng đồng người dân, doanh nghiệp xử lý hiệu quả các loại rác thải.

Tỉnh Bình Thuận nỗ lực phấn đấu trong năm 2025, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh sẽ được trang bị 100% kiến thức về phân loại CTRSH tại nguồn. Đối với các huyện/xã nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, các chỉ tiêu về tỷ lệ CTRSH được thu gom xử lý và được phân loại tại nguồn được thực hiện theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025; và Bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 do UBND tỉnh Bình Thuận ban hành.

UBND cấp huyện sẽ xây dựng các trạm trung chuyển CTRSH, bố trí các điểm tập kết nhằm đa dạng hóa các đơn vị tham gia thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. Các cơ sở thu gom vận chuyển CTRSH phải nâng cấp các trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định, đồng thời, tăng cường nhân lực để đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển kịp thời, không để tồn đọng gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt
Bình Thuận phấn đấu, năm 2025 tỷ lệ CTRSH được phân loại tại nguồn ở các phường, thị trấn đạt tỷ lệ 70%. (Ảnh minh hoạ).

Lãnh đạo Sở TN&MT Bình Thuận cho biết, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020, chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Thuận, Sở TN&MT khuyến khích các địa phương phát động phong trào thu gom chất thải tái chế từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, các điểm công cộng… thông qua các hội, đoàn thể và chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế theo quy định.

Nguồn kinh phí thu được từ hoạt động trên được sử dụng để duy trì các hoạt động tuyên truyền, vận động và các hoạt động khác phục vụ cho công tác phân loại CTRSH tại địa phương; tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phân loại CTRSH trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; hỗ trợ về chuyên môn cho các địa phương trong công tác phân loại CTRSH để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Thời gian tới, Sở TN&MT Bình Thuận sẽ xây dựng các bộ tài liệu tuyên truyền, đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn từ các sở, ban, ngành đến cộng đồng dân cư; trao đổi, hợp tác và học tập kinh nghiệm trong việc phân loại CTRSH tại nguồn để đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn, các Sở, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh tập trung tuyên truyền cho người dân biết các văn bản pháp luật liên quan đến CTRSH; nguyên tắc phân loại CTRSH tại nguồn; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại CTRSH tại nguồn; hướng dẫn việc lưu giữ, chuyển giao, tập kết CTRSH của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; các quy định liên quan đến việc chế tài, xử lý vi phạm trong công tác phân loại, chuyển giao, xử lý CTRSH.

Quá trình thực hiện phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý đồng dân cư; trao đổi, hợp tác và học tập kinh nghiệm trong việc phân loại CTRSH tại nguồn để đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn, các Sở, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh tập trung tuyên truyền cho người dân biết các văn bản pháp phải đảm bảo phù hợp với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý chất thải hiện có; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; nguồn lực tài chính của địa phương.

Nguồn: Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt

Minh Lý
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt

Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt
Thời gian qua, các cấp trong toàn tỉnh Bình Thuận luôn làm tốt và phát huy hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tại các địa phương, công tác phân loại rác thải sinh hoạt được chú trọng triển khai góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh xanh, sạch.