Hà Nội: 21°C
Thừa Thiên Huế: 21°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 17°C
Hải Phòng: 19°C

Tăng cường các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và giá trị của đa dạng sinh học, phát triển nền kinh tế xanh… Đồng thời triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hướng tới phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội địa phương.

Yên Bái là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 689.267ha, diện tích quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp đến năm 2025 là 487.681ha. Nhờ duy trì hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%, nằm trong tốp cao của cả nước. Trong đó, diện tích đất có rừng là hơn 433.000ha (rừng tự nhiên 214.796,9ha; rừng trồng 219.170,5ha); diện tích chưa thành rừng là 42.405,5ha. Hiện, rừng đặc dụng 32.725ha, rừng phòng hộ 141.321ha, rừng sản xuất 313.6353ha.

Tỉnh Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, giữa hai vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Lớp vỏ phong hóa dày đã tạo ra thảm thực vật phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng. Do điều kiện địa hình và khí hậu có sự chênh lệch giữa các vùng nên thực vật Yên Bái được chia ra các vòng đai thực vật khác nhau.

Rừng và đất rừng là tài nguyên và tiềm năng của tỉnh Yên Bái với hệ thống thảm thực vật rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nhau, có đủ các loại lâm sản quý hiếm, cây dược liệu quý, cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu.

Với diện tích đất có rừng khá lớn, rừng Yên Bái được tổ chức Bảo tồn thực vật quốc tế (FFI), Quỹ bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VCF) đánh giá có mức độ đa dạng sinh học phong phú, đa dạng về loại loài bao gồm rừng nguyên sinh, rừng thường xanh, rừng lá mùa thu, rừng giao. Mặt khác Yên Bái có hệ thống thực vật đa dạng. Hệ thực vật ở Yên Bái đã được ghi nhận có khoảng 1.479 loài thực vật cấp cao thuộc 170 họ, 715 chi trong đó có 91 loài thực vật cấp cao có giao diện cần phải tồn tại theo tiêu chí đánh giá của Sách Đỏ Việt Nam (2007), IUCN (2016) như: Lan Kim Tuyến, Củ rắn chắc, Pơmu, Lim, Sến, Táu, Gù Hương…

Về động vật rừng có khoảng 82 loài thú thuộc 22 họ, 7 bộ trong đó có 22 loài nguy cấp quý hiếm có giá trị bảo tồn được ghi nhận tại Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ IUCN 2017; 237 loài chim thuộc 50 họ, 15 bộ, trong đó có 10 loài có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế; 64 loài bò sát và lưỡng cư thuộc 21 họ, 3 bộ trong đó có 20 loài có giá trị bảo tồn quốc gia và quốc tế… Các loài này tập trung chủ yếu ở các khu rừng tự nhiên tại các huyện còn nhiều tài nguyên rừng như: Mù Cang Chải, Tấu, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên Đặc biệt là Khu bảo tồn tồn tại sinh vật cảnh Mù Cang Chải, Mù Cang Chải và Khu bảo tồn tự nhiên Nà Hẩu, Văn Yên.

Tăng cường các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Tỷ lệ che phủ rừng của Yên Bái đạt 63%, nằm trong tốp cao của cả nước. (Ảnh minh hoạ).

Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn, duy trì sự sống của các loài, nhóm loài, các quần xã sinh vật có tầm quan trọng của quốc gia, phục vụ nghiên cứu khoa học, sinh thái và bảo tồn. Để triển khai hiệu quả công tác bảo vệ các loài động, thực vật, mới đây tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch số 273/KH-UBND về việc thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn.

Việc triển khai kế hoạch sẽ kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái và an ninh quốc phòng. Cùng với đó, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ, bảo tồn đa dạng sinh học ngoài phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên; chú trọng phục hồi, nâng cao chất lượng các đối tượng quy hoạch đang bị suy thoái; hạn chế tối đa việc phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, thay đổi mục đích sử dụng đất tại các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ.

Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong việc triển khai quy hoạch, quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học; huy động tối đa các nguồn lực xã hội; tăng cuờng các biện pháp dựa vào thiên nhiên, phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học phục vụ bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Tăng cường các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Yên Bái đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học. (Ảnh minh hoạ).

Theo kế hoạch xác định cụ thể các nội dung công việc cần triển khai phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó có lộ trình, phân công nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương. Mặt khác, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Hằng năm tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đề xuất điều chỉnh theo quy định; hướng dẫn thành lập và quản lý khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học.

Tài nguyên rừng của Yên Bái ngoài việc bảo tồn nguồn gen động vật còn điều hòa nguồn nước, khí hậu. Chính vì vậy việc khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm, tái tạo rừng, bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm đặc biệt trong các chương trình bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh.

Thực hiện chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Yên Bái tới năm 2030, tầm nhìn năm 2050, quan điểm của UBND tỉnh Yên Bái đó là gắn bảo tồn đa dạng sinh học kết hợp sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh thái, đa dạng sinh học góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thực hiện cân bằng hệ sinh thái trong bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học.

Ngoài ra, Yên Bái cũng tranh thủ nguồn lực ưu tiên bảo vệ đa dạng sinh học, phục hồi và phát triển sinh thái tự nhiên, đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Hợp tác với các tỉnh lân cận trong việc trao đổi thông tin về bảo tồn nguồn gen quý.

Để công tác bảo vệ rừng, duy trì đa dạng sinh học hợp lý, hàng năm Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đều rà soát và có kế hoạch luân chuyển cán bộ kiểm lâm địa bàn cho phù hợp với thực tế và yêu cầu của công việc. Nhờ đó, các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp được phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Nguồn: Tăng cường các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Trung Nguyên
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt

Bình Thuận: Tăng cường quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt
Thời gian qua, các cấp trong toàn tỉnh Bình Thuận luôn làm tốt và phát huy hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tại các địa phương, công tác phân loại rác thải sinh hoạt được chú trọng triển khai góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh xanh, sạch.

Tăng cường các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Tăng cường các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và giá trị của đa dạng sinh học, phát triển nền kinh tế xanh… Đồng thời triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hướng tới phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội địa phương.