Hà Nội: 21°C
Thừa Thiên Huế: 20°C
TP Hồ Chí Minh: 31°C
Quảng Ninh: 17°C
Hải Phòng: 21°C

Các nước hiện đang xử lý rác thải như thế nào?

Cách thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phổ biến hiện nay là chôn lấp, đốt hoặc ủ hóa sinh học. Nhiều câu hỏi đặt ra, liệu đây có phải là giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất?

Thụy Điển, số liệu thống kê của Hiệp hội quản lý rác thải nước này cho thấy, trong năm 2020, Thuỵ Điển xử lý gần 5 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Trong số này, 37% rác thải được tái chế và chưa đến 1% rác được đưa đi chôn lấp.

Các nước hiện đang xử lý rác thải như thế nào?
Phân loại rác tại nguồn đã trở thành thói quen của người dân Nhật Bản nhờ phương pháp quản lý tối ưu từ chính quyền

Là một trong những quốc gia châu Á được đánh giá xử lý rác thải hiệu quả nhất, công tác thu gom, xử lý rác thải tại Nhật Bản được quản lý theo cấp độ quận, huyện. Mỗi địa phương có cách phân loại rác khác nhau nhưng về cơ bản rác thải sinh hoạt tại quốc gia này được chia thành 4 loại chính: rác đốt được, rác không đốt được, rác nguyên liệu và rác thải cỡ lớn.

Tại Đức, số liệu thống kê cho thấy, năm 1950, Đức có khoảng 50.000 bãi chôn lấp rác. Tuy nhiên, đến năm 2016, con số này đã giảm xuống chỉ còn 300 và tất cả các bãi chôn lấp đều không chấp nhận rác chưa qua phân loại. Đức đặt mục tiêu sẽ xóa bỏ tất cả các bãi chôn lấp rác hiện có, đồng thời lên kế hoạch tái chế toàn bộ lượng rác thải và biến rác thải thành năng lượng. Theo ước tính, việc tái chế rác và biến rác thành năng lượng sẽ giúp quốc gia này tiết kiệm 3,7 tỷ euro mỗi năm. Các hệ thống xử lý rác thải đã giúp tiết kiệm 20% chi phí nhập khẩu kim loại và 3% chi phí nhập khẩu năng lượng.

Trước thực trạng rác thải nhức nhối, nhiều quốc gia đã sớm thay đổi tư duy và phương thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chuyển dần từ việc chôn lấp sang áp dụng các công nghệ, phương pháp xử lý khác, trong đó có việc áp dụng phương pháp đốt chất thải để thu hồi năng lượng hay còn gọi là đốt rác phát điện hoặc điện rác.

Các nước hiện đang xử lý rác thải như thế nào?
Các nước hiện đang xử lý rác thải như thế nào?

Công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi.

Châu Âu là một trong những thị trường lớn nhất thế giới về điện rác. Sau khi lệnh cấm chôn lấp chất thải không qua xử lý được ban hành, nhiều lò đốt chất thải đã được xây dựng ở các nước Liên minh châu Âu để xử lý chất thải rắn. Tại “lục địa già”, điện tạo ra từ chất thải được coi là từ một nguồn năng lượng tái tạo và nếu cơ sở đốt chất thải phát điện do tư nhân điều hành thì sẽ được hưởng một số khoản ưu đãi thuế. Điển hình của việc áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện là Thụy Điển.

Lượng rác thải cần phải chôn lấp ở Thuỵ Điện chỉ chiếm khoảng 1%; còn lại 47% được tái chế và 52% được đốt để sản xuất nhiệt và điện. Nước này đã thiết lập mạng lưới đốt chất thải để thu lại nguồn điện, hòa vào mạng điện quốc gia và 50% lượng điện năng tiêu thụ trong nước là từ năng lượng tái tạo. Đơn cử, tại Malmo, thành phố lớn thứ 3 Thụy Điển, có tới 60% lượng điện tiêu thụ và nhiệt cung cấp cho hệ thống sưởi đến từ một nhà máy tái chế rác thải. Tuy nhiên lượng chất thải trong nước vẫn không đủ, Thuỵ Điển còn phải nhập khẩu chất thải từ các nước khác. Đây là một chính sách thông minh, Thuỵ Điển không những tận dụng rất tốt “tài nguyên chất thải”, mà còn được các nước lân cận trả tiền để “sử dụng” chất thải hộ.
Tương tự, Singapore nổi tiếng với hệ thống xử lý rác thải hiệu quả là một quốc gia sạch nhất châu Á. Theo tổ chức môi trường quốc gia Singapore (NEA), hiện mỗi ngày nước này thải ra khoảng 21.000 tấn rác các loại, trong đó 58% lượng rác được đưa đến các nhà máy tái chế, 41% chuyển đến các nhà máy đốt rác phát điện, 2% không đốt được, mang đến bãi chôn lấp Semakau xử lý. Từ năm 1979, quốc đảo này đã xây dựng nhà máy đốt rác đầu tiên trong bối cảnh sắp hết chỗ đổ rác thải. Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên ứng dụng hệ thống biến rác thành năng lượng sạch thông qua lò đốt khép kín giúp xử lý 90% lượng rác xả ra mỗi năm, đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng cả nước. Sau khi đốt hết rác, khói phát ra từ quá trình đốt rác trải qua quá trình lọc cẩn thận giúp loại bỏ những chất gây ô nhiễm độc hại và được xả vào không khí. Thứ còn lại cuối cùng của quá trình đốt rác là tro. Những cỗ máy đặc biệt sẽ loại bỏ tất cả rác thải là vật liệu kim loại thông thể đốt cháy trong tro. Cuối cùng, tro được chuyển đến đảo chôn rác Semakau để chôn lấp.

Để thực hiện các dự án này cần có những chính sách và chiến lược để phát triển công nghệ và hỗ trợ tài chính. Về mặt công nghệ, chính phủ tận dụng chuyên môn, nguồn lực và năng lực đổi mới của khu vực tư nhân, phát triển hình thành những công ty độc quyền làm chủ công nghệ điện rác tiên tiến. Về mặt vốn tài chính, chính phủ giao cho NEA thay mặt Nhà nước chịu trách nhiệm vận hành chính các hợp đồng hợp tác kết hợp với khu vực tư nhân. Các hợp đồng DBOO (Thiết kế - Xây dựng - Sở hữu - Vận hành) được Singapore sử dụng nhằm tạo điều kiện, khuyến khích các công ty tư nhân đầu tư phát triển thị trường điện rác. Bên cạnh đó, chính phủ Singapore cũng bảo đảm thu nhập cho chủ đầu tư các dự án bằng việc cam kết mua lượng điện năng được sản xuất ra với mức giá và nguyên tắc được quy định đầy đủ trong hợp đồng.

Nhật Bản không phải là quốc gia đi đầu về tái chế rác thải, nhưng nước này đi đầu trong việc phân loại rác và xử lý rác hiệu quả. Nhật Bản đặc biệt chú trọng đến các tác động môi trường của các dự án điện rác bên cạnh các mặt hiệu năng và công suất. Quy trình xây dựng một nhà máy điện rác ở Nhật Bản diễn ra theo đúng trình tự quy định và kéo dài trong khoảng 9-10 năm. Trong đó các khâu về đánh giá tác động môi trường, xử lý tro xỉ, hệ thống kiểm soát ô nhiễm được giám sát nghiêm ngặt.

Lượng nhiệt năng sau khi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện. Rác sau khi được thu gom sẽ được nghiền và ép thành từng khối lớn có kích thước bằng nhau để khi đốt tiết kiệm được thể tích lò đốt, tiết kiệm thời gian và công sức của công nhân nhà máy. Hiện nay, chỉ 1,2% lượng rác thải đô thị ở Nhật Bản được đưa đến các bãi rác. Nhật Bản tái chế 20% lượng rác thải, còn lại đa số (khoảng 70%), được đốt để sản xuất điện. Đây là mức cực kỳ cao nếu so với con số 13% rác thải được đốt để sản xuất năng lượng ở Mỹ.

Phạm Dung
https://thiennhienmoitruong.vn/

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trung Quốc lên kế hoạch xây đập thuỷ điện lớn nhất thế giới

Trung Quốc lên kế hoạch xây đập thuỷ điện lớn nhất thế giới
Trung Quốc đã phê duyệt việc xây dựng một đập thủy điện khổng lồ tại Tây Tạng. Đây sẽ là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới với công suất gấp ba lần công trình đập Tam Hiệp.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 28/12: Đồng USD thế giới quay đầu giảm nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 28/12: Đồng USD thế giới quay đầu giảm nhẹ
Đồng USD thế giới quay đầu giảm nhẹ do động thái chốt lời trên các thị trường trong tuần cuối cùng của năm 2024. Trong nước, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 12 đồng, hiện ở mức 24.322 đồng.

Giá vàng hôm nay 28/12: Vàng trong nước tiếp đà tăng nhẹ

Giá vàng hôm nay 28/12: Vàng trong nước tiếp đà tăng nhẹ
Giá vàng thế giới quay đầu giảm, với vàng giao ngay giảm 13 USD xuống 2.621,2 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.636,2 USD/ounce, giảm 17,7 USD so với rạng sáng qua. Ngược chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước tiếp đà tăng, tiến gần hơn đến mốc 85 triệu đồng/lượng.

Bộ Công thương đề xuất 2 tháng điều chỉnh giá điện một lần

Bộ Công thương đề xuất 2 tháng điều chỉnh giá điện một lần
Bộ Công Thương đề xuất thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 2 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

Cần lộ trình phù hợp trong chu kỳ kiểm định khí thải phương tiện giao thông

Cần lộ trình phù hợp trong chu kỳ kiểm định khí thải phương tiện giao thông
Việc kiểm định khí thải với các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy đang nhận được sự quan tâm lớn của người dân. Tuy nhiên, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cần có tính toán kỹ lưỡng về chu kỳ kiểm định khí thải để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.