Hà Nội: 24°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 32°C
Quảng Ninh: 22°C
Hải Phòng: 23°C

Quy trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học

Mới đây, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư về quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học. Thông tư áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học.

Theo đó, tại Thông tư số 53/2024/TT-BTTMT quy định về quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học đối với các chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc ađ dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao.

Thông tư áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học. Về quy trình kỹ thuật kiểm kê đa dạng sinh học, thông tư quy định: Quy trình kỹ thuật kiểm kê tổng số lượng, tổng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao; Quy trình kỹ thuật kiểm kê hệ sinh thái rừng; Quy trình kỹ thuật kiểm kê hệ sinh thái rạn san hô.

Quy trình kỹ thuật kiểm kê hệ sinh thái thảm cỏ biển; Quy trình kỹ thuật kiểm kê các loài trong khu bảo tồn; Quy trình kỹ thuật kiểm kê loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Danh mục các loài đặc hữu; Danh mục các loài bị đe dọa theo Sách đỏ tại khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao. Đối với hệ sinh thái rừng, rạn san hô, thảm cỏ biển, Thông tư yêu cầu: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến chỉ tiêu kiểm kê tính từ thời điểm kiểm kê trở về trước để làm số liệu nền của chỉ tiêu kiểm kê hệ sinh thái.

Tổ chức khảo sát, kiểm đếm trực tiếp và ghi chép số liệu tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Đánh giá, đối chiếu, so sánh dữ liệu thu thập với số liệu kiểm đếm trên thực tế và làm rõ lý do sai lệch (nếu có); Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư; Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả kiểm kê về Bộ TN&MT. Đối với quy trình kiểm kê loài tại cơ sở bảo tồn, Thông tư quy định: Kiểm kê danh mục loài và tổng số lượng loài.

Đối với những loài bị đe doạ theo Sách đỏ, cần kiểm kê rõ danh mục loài nguy cấp, quý hiếm cần được ưu tiên, bảo vệ; số lượng quần thể mỗi loài nguy cấp, quý hiếm; danh mục các loài đặc hữu; số lượng quần thể các loài đặc hữu; số lượng cá thể các loài đặc hữu; danh mục loài bị đe doạ theo Sách đỏ; số lượng quần thể các loài bị đe doạ và số lượng cá thể các loài bị đe doạ. Về quy trình kỹ thuật kiểm kê với các loài và loài bị đe doạ theo Sách đỏ: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến chỉ tiêu kiểm kê tính từ thời điểm kiểm kê trở về trước để làm số liệu nền của chỉ tiêu kiểm loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Danh mục các loài đặc hữu; danh mục các loài bị đe dọa theo Sách đỏ tại khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao; Lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp phù hợp để thực hiện kiểm kê. Đối với thực vật rừng sử dụng phương pháp thực hiện theo quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Đối với từng nhóm loài động vật sử dụng các phương pháp khác nhau. Về quy trình kỹ thuật quan trắc, Thông tư chia ra quy trình kỹ thuật quan trắc đối với hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái đất ngập nước; hệ sinh thái rạn san hô; hệ sinh thái thảm cỏ biển; tần suất và địa điểm bắt gặp/xuất hiện các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và quan trắc loài mới phát hiện. Đối với hệ sinh thái rừng: Tổ chức hoạt động điều tra thực địa được thực hiện theo quy trình điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn bếin rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Quy trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học
(Ảnh minh hoạ).

Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ (nếu có); Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư; Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả quan trắc về Bộ TN&MT. Đối với hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô và thảm cỏ biển: Lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp phù hợp để thực hiện quan trắc; Tính toán, ghi nhận số liệu.

Tổng hợp, phân tích, kiểm tra, xử lý thông tin, số liệu đã thực hiện trên thực địa; Giải đoán ảnh viễn thám, xây dựng bản đồ hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nước bằng phần mềm chuyên dụng theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ (nếu có); Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư; Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả quan trắc về Bộ TN&MT. Đối với các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: Lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp phù hợp để thực hiện quan trắc đối với từng nhóm loài động vật bao gồm loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư và loài cá.

Tính toán, ghi nhận số liệu; Tổng hợp, phân tích, kiểm tra, xử lý thông tin, dữ liệu thu được trên thực địa; Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư; Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả quan trắc về Bộ TN&MT. Cuối cùng, đối loài các loài mới: Thu thập thông tin, số liệu về loài mới phát hiện; Tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu đã thu thập; Kiểm chức số liệu bằng phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn.

Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư; Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả quan trắc về Bộ TN&MT.

Về trách nhiệm thi hành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý hoặc đơn vị quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý, đơn vị quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao và các tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét, quyết định áp dụng quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học thuộc phạm vi quản lý phù hợp với nội dung quy định tại Thông tư này, đáp ứng yêu cầu về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học theo quy định.

Tổ chức có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học chịu trách nhiệm giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.

Nguồn: Quy trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học

Hương Nhài
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quy trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học

Quy trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học
Mới đây, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư về quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học. Thông tư áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.