Cơn sốt LNG của châu Âu có nguy cơ phá hủy mục tiêu khí hậu
Anh tìm nguồn nhập khẩu LNG từ Mỹ để thay thế Nga Giá LNG tại châu Á giảm gần 11% do triển vọng nhu cầu yếu |
Theo đó, báo cáo viết: "Mặc dù đã đề ra những mục tiêu chính thức nhằm cắt giảm nhu cầu khí đốt trong Liên minh châu Âu (EU), những nước châu Âu vẫn lên kế hoạch nâng gấp đôi sản lượng LNG nhập khẩu được để đối phó với vấn đề bị gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga”.
Theo số liệu của GEM, tính từ tháng 2/2022, có 26 dự án xây dựng cảng biển LNG mới đã được công bố hoặc khởi động lại trên toàn lục địa (bao gồm ở cả Vương quốc Anh). Trong đó cũng bao gồm 9 dự án ở Đức. Trước khi nổ ra chiến tranh Nga - Ukraine, khí đốt Nga chiếm đến 55% cơ cấu khí đốt nhập khẩu vào Đức. Ngoài ra, những cảng LNG này cũng được trang bị hệ thống tái hoá khí LNG.
Theo dữ liệu mà GEM thu thập được, những dự án trên sẽ làm EU tiêu tốn ít nhất 7 tỷ euro, nhằm bơm được 195 tỷ m3 khí đốt vào lục địa.
Cũng theo dữ liệu so sánh của GEM: “Những cơ sở hạ tầng khí đốt hiện có của EU chỉ nhập khẩu và phục hồi được 164 tỷ m3 khí đốt/năm. Vào năm 2021, EU đã nhập khẩu 155 tỷ m3 khí đốt từ Nga, bao gồm cả LNG”.
Từ đó, GEM đưa cảnh báo: “Những dự án này có nguy cơ phá hủy những mục tiêu về khí hậu mà EU đang theo đuổi. Đã vậy, chúng không phải là giải pháp thiết yếu để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, vì hầu hết những hợp đồng LNG chỉ vừa mới được ký kết từ giai đoạn này. Như vậy, hợp đồng sẽ không đi vào hiệu lực cho đến ít nhất năm 2026, và chúng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 năm”.
Ông Greig Aitken - Giám đốc dự án chương trình Europe Gas Tracker tại GEM cũng nhận xét: “Trong năm nay, EU đã từ bỏ rất nhiều thời gian, tiền bạc và cả những biện pháp bảo vệ môi trường để thực hiện canh bạc LNG lớn”.
Ủy ban châu Âu (EC) đặt mục tiêu giảm phát thải ít nhất 55% lượng khí nhà kính ròng từ nay cho đến năm 2030, và đặc biệt, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như khí đốt. Theo ước tính của EC, việc thực hiện gói khí hậu châu Âu trên, (có tên gọi “Fit for 55”) sẽ giảm mức tiêu thụ khí đốt tại EU xuống còn 30%, tức chỉ còn 100 tỷ m3 từ nay cho đến năm 2030.
Nguồn:Cơn sốt LNG của châu Âu có nguy cơ phá hủy mục tiêu khí hậu