Hà Nội: 23°C
Thừa Thiên Huế: 20°C
TP Hồ Chí Minh: 31°C
Quảng Ninh: 22°C
Hải Phòng: 21°C

Công nghệ mới giúp máy điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng hơn

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính sẽ có khoảng hơn 5 tỷ máy điều hòa không khí trên khắp hành tinh vào năm 2050. Vấn đề đáng quan tâm là trong khi làm mát cho mọi người thì máy điều hòa không khí cũng trở thành tác nhân khiến Trái đất nóng lên.
Ứng dụng công nghệ internet vạn vật trong nuôi trồng thủy sản Công nghệ làm mát cá nhân lên ngôi thời biến đổi khí hậu

“Vòng luẩn quẩn tăng tốc”

Tháng 7 vừa qua là tháng nóng nhất được ghi nhận trong lịch sử loài người. Sóng nhiệt đã phá vỡ kỷ lục nhiệt độ trên toàn thế giới và thậm chí mang mùa hè đến Chile và Argentina trong mùa đông ở Nam bán cầu. Không chỉ mang lại sự khó chịu, nắng nóng gay gắt còn là hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Chỉ riêng tại Mỹ, số người chết do nắng nóng mỗi năm còn nhiều hơn cả do lũ lụt, lốc xoáy và bão cộng lại. Khi tình trạng biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn, việc được sống trong không gian mát mẻ nhân tạo đang nhanh chóng trở thành nhu cầu cần thiết về sức khỏe và trở thành “quyền cơ bản” của con người.

Tuy nhiên, các hệ thống điều hòa không khí truyền thống đang khiến chúng ta rơi vào một vòng luẩn quẩn: trời càng nóng thì càng có nhiều người bật điều hòa và kết quả là càng sử dụng nhiều năng lượng thì càng thải ra nhiều khí nhà kính hơn. Nicole Miranda - một kỹ sư nghiên cứu về làm mát bền vững tại Đại học Oxford (Anh), nhận định: “Chúng ta đang ở trong một vòng luẩn quẩn, thậm chí là một vòng luẩn quẩn tăng tốc”.

Theo dữ liệu năm 2018 của IEA, làm mát là nguồn sử dụng năng lượng tăng trưởng nhanh nhất trong các tòa nhà. Với những gì đang diễn ra, IEA dự đoán rằng, nhu cầu năng lượng hằng năm trên toàn thế giới từ việc làm mát sẽ tăng hơn gấp 3 lần vào năm 2050. Đó là mức tăng hơn 4.000 TWh, tương đương với năng lượng mà toàn bộ nước Mỹ sử dụng trong một năm. Gần đây, IEA tiếp tục dự báo, trong vòng 3 thập kỷ tới, 2/3 số nhà trên thế giới có thể lắp điều hòa không khí. Khoảng một nửa số thiết bị này sẽ chỉ được lắp đặt tại: Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia.

công nghệ mới giúp máy điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng hơn
Điều hòa là thiết bị cần thiết và phổ biến tại các đô thị trên thế giới (nguồn: scientificamerican.com).

Mọi người thường được nghe về tác hại của chất làm lạnh sử dụng phổ biến hiện nay là hydrofluorocarbons (HFC), có khả năng làm ấm Trái đất lên gấp 1.000 lần so với carbon dioxide. Nhiều dự án đã được triển khai nhằm mục đích thay thế dần chất này bằng những chất làm mát ít gây hại hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta thực hiện được triệt để điều này thì chất làm lạnh cũng chỉ là một phần nhỏ trong những vấn đề khí hậu mà máy điều hòa không khí gây ra. Nihar Shah, Giám đốc Chương trình hiệu quả làm mát toàn cầu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley, Mỹ, cho biết: khoảng 80% lượng khí thải làm nóng khí hậu của một thiết bị điều hòa thông thường đến từ việc năng lượng được sử dụng để cung cấp cho điều hòa. Shah giải thích, rất nhiều công việc gần đây đã tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của máy nén và bộ trao đổi nhiệt, vốn là một phần của thiết kế điều hòa tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các dự án đầy tham vọng hơn lại nhằm mục đích giảm bớt khối lượng công việc mà đáng ra chúng phải được làm ngay từ giai đoạn đầu.

Những công nghệ mới đang được xúc tiến

Nihar Shah cho biết, các hệ thống điều hòa không khí tiêu chuẩn đồng thời làm mát và hút ẩm thông qua một cơ chế tương đối kém hiệu quả, để ngưng tụ nước trong không khí, chúng đã làm mát không khí “quá mức”. Do đó, hiện nay nhiều thiết kế mới đã tách biệt quá trình hút ẩm và làm mát, giúp tránh phải làm mát quá mức. Ví dụ như, một số máy điều hòa không khí mới hút ẩm từ không khí bằng vật liệu hút ẩm (tương tự như silica gel). Không khí khô sau đó có thể được làm mát đến nhiệt độ hợp lý hơn. Quá trình này có thể cần thêm năng lượng vì chất hút ẩm cần được “tái tạo” lại bằng nhiệt. Để khắc phục vấn đề này, một số công ty đã tái sử dụng nhiệt lượng tạo ra từ quá trình làm mát để “tái tạo” chất hút ẩm. Công nghệ này có thể giúp tiết kiệm 35% năng lượng so với công nghệ truyền thống. Hiệu suất thậm chí còn có thể đạt được cao hơn khi kết hợp hút ẩm với làm mát bay hơi để loại bỏ hoàn toàn quy trình nén hơi tiêu tốn nhiều năng lượng ra khỏi chu trình hoạt động.

Để vừa giúp làm lạnh, vừa giữ lại độ ẩm cần thiết, tạo sự dễ chịu cho người sử dụng, gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard, Mỹ đã thiết kế các thiết bị điều hòa không khí sử dụng rào cản kỵ nước để vừa có thể làm mát bay hơi vừa giữ lại độ ẩm cần thiết, hoàn toàn không cần dùng tới chất làm lạnh và tiết kiệm năng lượng tới 75%.

Công ty Blue Frontier có trụ sở tại Florida, Mỹ đang thử nghiệm hệ thống điều hòa không khí thương mại dựa trên cả chất hút ẩm (dung dịch muối lỏng) và làm mát bay hơi. Giám đốc điều hành của công ty, Daniel Betts giải thích: Thiết kế này làm khô không khí và sau đó chia nó thành 2 luồng. Không khí trong một luồng được làm mát trực tiếp thông qua việc đưa lại độ ẩm và bay hơi. Luồng khí còn lại được giữ khô và được làm mát bằng cách chạy qua một bức tường nhôm mỏng để hút hơi lạnh (nhưng không hút ẩm) từ luồng đầu tiên. Chất hút ẩm muối lỏng sau đó chạy qua hệ thống bơm nhiệt để được sạc lại. Để tối đa hóa hiệu quả, máy bơm nhiệt có thể chạy vào ban đêm, khi lưới điện ít bị căng thẳng nhất và chất hút ẩm sau đó có thể được lưu trữ để sử dụng vào thời điểm nóng nhất trong ngày. “Dựa trên các thử nghiệm thực địa của công ty, mức tiêu thụ năng lượng có thể giảm 50-90%” - Betts tuyên bố.

Mặc dù vậy, tất cả các nghiên cứu trên mới đang trong giai đoạn thử nghiệm, sẽ phải cần ít nhất vài năm nữa mới có thể đến giai đoạn thương mại. Khi đó, có thể có những trở ngại mới phát sinh như chi phí sản xuất và lắp đặt cao. Và ngay cả với những công nghệ tốt nhất, thì mức tăng hiệu quả này cũng không đủ để bù đắp cho sự gia tăng của việc sử dụng điều hòa không khí trong tương lai. IEA dự đoán việc làm mát trên toàn cầu sẽ cần năng lượng nhiều hơn 50% trong 25 năm tới so với hiện tại

Như vậy, một tương lai thực sự mát mẻ hơn sẽ cần đến những chiến lược thụ động khác dựa vào quy hoạch đô thị và thiết kế tòa nhà để giảm thiểu nhu cầu làm mát ngay từ đầu. Việc đưa cây xanh và mặt nước vào cảnh quan thành phố, che nắng cho cửa sổ, bố trí các tòa nhà mới để tận dụng luồng không khí tự nhiên và trang bị thêm cho các tòa nhà những tấm cách nhiệt và phản chiếu tốt hơn (có thể truyền nhiệt vào không gian) là rất quan trọng. Đặc biệt, mỗi người đều cần ý thức được rằng: những gì chúng ta đang làm ở một nơi trên thế giới sẽ tác động đến môi trường toàn cầu.

Nguồn:Những công nghệ mới giúp máy điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng hơn

Cao Thạch
vjst.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhật Bản: Ghi nhận sóng thần sau trận động đất mạnh

Nhật Bản: Ghi nhận sóng thần sau trận động đất mạnh
Trận động đất mạnh 6,6 độ đã gây ra những đợt sóng thần cao hơn 1m xuất hiện tại bờ biển tỉnh Miyazaki và Kochi của Nhật Bản. Rung chấn đo được ở tâm chấn lên tới 6,9 độ. Ngoài ra, rung lắc cũng được cảm nhận tại các khu vực rộng lớn ở phía Tây Nhật Bản.

Thanh Hóa: Nước sông Luồng đổi màu đỏ gạch bất thường

Thanh Hóa: Nước sông Luồng đổi màu đỏ gạch bất thường
Từ ngày 12/1 tới nay, sông Luồng chảy qua huyện Quan Sơn đổi màu đỏ gạch bất thường. Hiện cơ quan chức năng đang lấy mẫu phân tích.

Đào đông đỏ xuống phố đón Tết

Đào đông đỏ xuống phố đón Tết
Vào những ngày cuối năm, khi không khí Tết Nguyên đán đã bao phủ khắp các con phố, ngõ nhỏ của Hà Nội. Đào đông như một làn sóng mới, mang lại cho người dân Hà Nội không khí Tết thêm phần ấm áp và tươi mới.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam cao kỷ lục, thu về 5,6 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam cao kỷ lục, thu về 5,6 tỷ USD năm 2024
Mặc dù lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất trong 9 năm qua, nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2024 vẫn thiết lập kỷ lục mới, thu về 5,6 tỷ USD nhờ giá tăng cao. Trong vụ thu hoạch 2024-2025, hơn 70% diện tích đã thu hoạch xong và sẽ đạt khoảng 90% diện tích trước Tết Nguyên đán.

Ứng dụng AI trong cảnh báo sâu bệnh hại lúa

Ứng dụng AI trong cảnh báo sâu bệnh hại lúa
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong cảnh báo sâu bệnh hại lúa đã mở ra nhiều triển vọng mới cho nền nông nghiệp tỉnh Bình Định. Với khả năng nhận diện chính xác các loại sâu bệnh, cảnh báo sớm nguy cơ dịch bệnh và hệ thống quản lý thông tin toàn diện, hệ thống cảnh báo sâu bệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo T-Pest đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.