Công ty CP Chứng khoán Hoà Bình “kêu cứu” vì bị mạo danh để lừa đảo khách hàng
Thủ đoạn mới: Giả danh chuyên gia chứng khoán để lừa đảo Cảnh báo chiêu trò lừa đảo đặt hàng online nhằm vào chủ shop và shipper |
Đại diện HBS cho biết, theo phản ánh của các nhà đầu tư, gần đây có đối tượng xưng là nhân viên của HBS và đề nghị hợp tác đầu tư, cung cấp dịch vụ thông tin đầu tư chứng khoán để lấy phí dịch vụ tư vấn hàng tháng… Đối tượng này cung cấp cho nhà đầu tư “Hợp đồng hợp tác đầu tư” có chữ ký của “Tổng giám đốc Trần Kiên Cường” và con dấu có dòng chữ “Công ty CPCK Hòa Bình” địa chỉ tại 48 Bà Triệu, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tuy nhiên, trong nội dung hợp đồng thì xác định “bên A” là “Công ty Cổ phần Chứng khoán Tư nhân Hòa Bình”.
Mẫu dấu mạo danh có chữ ký “Tổng giám đốc Trần Kiên Cường” và dòng chữ “Công ty CPCK Hòa Bình” (bên trái). Mẫu dấu đã được đăng ký của Công ty Cổ phần chứng khoán Hoà Bình (bên phải). |
Chủ tịch Vimedimex Lê Xuân Tùng được bầu làm chủ tịch Chứng khoán Hòa Bình
Công ty Cổ phần Chứng khoán Hòa Bình vừa có thông báo về sự thay đổi vị trí chủ tịch HĐQT khi ông Lê Xuân Tùng được bổ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT công ty thay thế ông Trần Kiên Cường cho các năm còn lại của nhiệm kỳ 2018 – 2023, ngày bắt đầu hiệu lực là 12/8. Ông Lê Xuân Tùng đồng thời sẽ là người đại diện pháp luật của công ty.
Sau khi tiếp nhận thông tin từ nhà đầu tư, lãnh đạo HBS khẳng định không có bất kì hoạt động nào tương tự như mô tả của nhà đầu tư; không có bất cứ nhân viên nào được giao nhiệm vụ gọi điện thoại để kêu gọi đầu tư và cũng không có bất kỳ mẫu “Hợp đồng hợp tác đầu tư” nào như đã nêu ở trên.
HBS đã tiến hành rà soát, kiểm tra mẫu dấu tại bản “Hợp đồng hợp tác đầu tư” mà nhà đầu tư nhận được từ đối tượng nặc danh và khẳng định rằng: Chữ ký và chức danh của ông Trần Kiên Cường đều không đúng; mẫu dấu được đóng trên bản “Hợp đồng hợp tác” không phải là của HBS.
Bên cạnh đó, HBS cũng phát hiện một website http://www.hbsppecvip.com/home tự đặt tên là Công ty Cổ phần Chứng khoán Hoà Bình với rất nhiều thông tin liên lạc. Đại diện HBS khẳng định rằng trang web này hoàn toàn không liên quan đến HBS và HBS không chịu trách nhiệm về bất kỳ thông tin liên lạc nào được thực hiện tại trang web và thông qua trang web này.
Nhận thấy sự việc trên có dấu hiệu lừa đảo, đại diện cho HBS đã mời Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình đến lập vi bằng toàn bộ các nội dung trên đồng thời gửi Đơn trình báo đến Công an Thành phố Hà Nội và đề nghị Công an xử lý vụ việc theo pháp luật.
Hợp đồng cố tình mạo danh HBS bằng việc lập lờ ghi “bên A” là “Công ty Cổ phần Chứng khoán Tư nhân Hòa Bình”. |
Có thể thấy rằng đây là hành vi hết sức nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của HBS. Trường hợp phát hiện hoặc nghi ngờ có dấu hiệu bất thường liên quan đến thực hiện “Hợp đồng hợp tác đầu tư”, HBS đề nghị các tổ chức, cá nhân cung cấp ngay thông tin về Công ty để Công ty xác minh và cáo giác ra cơ quan bảo vệ pháp luật.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Hoà Bình (HBS) được thành lập và hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số 82/UBCK-GP ngày 29/02/2008 do Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp và Giấy phép điều chỉnh mới nhất số 51/GPĐC-UBCK do Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 18/12/2014 về việc điều chỉnh giấy phép hoạt động số 82/UBCK-GP, địa chỉ trụ sở chính tại Tầng 7 + 9, tòa nhà số 46-48 Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội.
Ảnh chụp màn hình website http://www.hbsppecvip.com/home tự đặt tên là Công ty Cổ phần Chứng khoán Hoà Bình. |
Nguồn:Công ty CP Chứng khoán Hoà Bình “kêu cứu” vì bị mạo danh để lừa đảo khách hàngTội làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341)
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (gọi tắt là Tội làm giả).
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;
đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.