Hà Nội: 21°C
Thừa Thiên Huế: 22°C
Hải Phòng: 21°C
TP Hồ Chí Minh: 27°C
Quảng Ninh: 20°C

Đắk Lắk: Phát triển du lịch: Cần “thực tế hóa” hoạt động lễ hội

Một vùng đất đặc thù văn hóa như Tây Nguyên được nhìn nhận rất thuận tiện để phát triển những loại hình du lịch sự kiện, du lịch lễ hội… Nhưng vì sao cho đến nay, hoạt động du lịch của những địa phương như Đắk Lắk vẫn bị xem là kém hấp dẫn, không “níu giữ” được du khách?
Đắk Lắk: Cần sự trợ lực cho phát triển du lịch vùng biên Đắk Lắk có 1 thanh niên nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2023

Phải chăng giữa những nhà quản lý văn hóa và xúc tiến du lịch ở đây cần có thêm những khớp nối quan trọng để móc xích lại với nhau, mà nên bắt đầu từ các lễ hội với cộng đồng?

“Điểm nghẽn” tâm thức?

Tại một lễ hội của đồng bào Êđê, chúng tôi từng gặp một nhà nghiên cứu văn hóa không hài lòng khi thấy ban tổ chức tạo dải ngăn cách giữa du khách đến xem và các thành viên diễn tấu nhảy múa. “Họ không hiểu gì tập tục của đồng bào cả, khi người ta mời khách đến nhà là muốn họ hòa vào không khí cuộc sống, cùng họ mừng lễ, chào đón tổ tiên, trở thành như là thành viên gia đình, chứ không phải đứng xem”, nhà nghiên cứu này lý giải.

Cũng theo nhà nghiên cứu này, hầu hết các ban tổ chức những sự kiện lễ hội có đón du khách là nhìn nhận du khách ở vai trò khách thể, những người không hiểu biết về lễ nghi tập tục đó. Cho nên các hoạt động luôn được diễn ra gượng ép, không tạo không khí tự nhiên, hấp dẫn du khách. Có lễ hội còn sân khấu hóa hoạt động diễn xướng, đến mức chính những thành viên tham gia cũng tự bị thấy gượng ép, biểu diễn gượng gạo dưới ánh đèn sân khấu rình rang.

Đắk Lắk: Phát triển du lịch: Cần “thực tế hóa” hoạt động lễ hội
Du khách hứng thú trải nghiệm công đoạn chế biến rượu cần truyền thống của người Êđê. Ảnh: Hữu Hùng

Trong khi đó, nét hấp dẫn của các lễ hội cộng đồng là đánh thức không gian tâm linh, khơi gợi sự hòa nhập giữa những người có mặt cùng thực hiện một nghi lễ. Những thầy cúng, già làng chủ trì việc cầu cúng, làm nghi thức hoàn toàn xuất phát từ tâm nguyện mong cầu sự chứng giám của tổ tiên, thần giàng… Do đó, không thể vì một kịch bản hay kế hoạch tổ chức nào đó mà hoạt động nghi lễ bị hạn chế khi có người khác tham dự.

Chính quan niệm cho rằng du khách chỉ đến xem đã gây những “điểm nghẽn” tâm thức, khiến các hoạt động bị “sống sượng” và du khách cảm nhận không thật, mất hứng thú, từ đó không thấy hấp dẫn với các lễ hội. “Thực tế nhiều du khách khi đến lễ hội đã tìm hiểu rất kỹ, nên khi đến chỉ xem, thay vì bước vào hòa nhập là đã làm cho họ mất đi sự hào hứng”, nhà nghiên cứu chia sẻ.

Ba yêu cầu “thực tế hóa”

Theo nhà nghiên cứu và các nhà tư vấn, để tháo gỡ những "điểm nghẽn" kết nối du lịch và văn hóa, làm tăng chất lượng thu hút du khách đến với du lịch lễ hội Đắk Lắk, cần xem xét ngay ba yêu cầu khi tổ chức hoạt động du lịch lễ hội.

Thứ nhất, phải đặt rõ mối quan hệ hợp tác tìm hiểu giữa du lịch và bảo toàn các giá trị văn hóa vốn có. Theo các nhà tư vấn, du lịch lễ hội nhằm giới thiệu hoạt động, sự kiện tập tục nào đó với du khách phải nên để lễ hội đó diễn ra tự nhiên nhất, đừng can thiệp, đừng biến tấu lễ hội thành kịch bản tổ chức. Chủ thể lễ hội chính là người dân sở tại, hãy để họ tự nhiên tổ chức, du khách được trải nghiệm chân thực. Tìm hiểu văn hóa du lịch qua lễ hội như vậy mới đem lại được giá trị kiến thức cho du khách và làm tăng giá trị tương tác du lịch, thu hút du khách.

Thứ hai, cần nhìn nhận các hoạt động văn hóa lễ hội là chính các hoạt động bản thể, đi từ cơ sở tâm lý, nhận thức, tập tục… để tái hiện, tổ chức, tôn trọng bản sắc, chi tiết văn hóa truyền thống trong cộng đồng cư dân, chứ không nên xem là những hoạt động bề nổi, làm sự kiện theo phong trào, tổ chức cuộc thi hay chương trình sân khấu hóa nào đó. Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk từng gạt bỏ một “kịch bản lễ hội” vì ở đó các đội biểu diễn văn hóa lễ hội được hóa trang sân khấu, tham gia thi thố bình chọn giải này giải kia. “Không được làm như vậy, sẽ không có lễ hội nào xếp hạng nhất, tiết mục nào đứng thứ hai cả. Mọi lễ hội đều trân trọng như nhau, mọi nghi thức đều có giá trị văn hóa thì hoạt động lễ hội văn hóa mới có được chất lượng thực sự với du khách và với chính người dân”, ông Hà nhấn mạnh.

Cuối cùng, hãy nên kết nối du khách vào trong các lễ hội truyền thống, với vị thế là những người tham gia, cùng thấu hiểu, hòa lẫn vào hoạt động cư dân, chứ không phải là những khán giả “cưỡi ngựa xem hoa”. Đây được xem là mấu chốt hoạt động du lịch lễ hội, giúp cho việc đưa du khách vào trong các lễ hội thành công. Sự thật mỗi du khách đến với các lễ hội bản địa, họ cần cảm nhận được thực tiễn không gian, tuần tự sự kiện để có cảm xúc thật, đánh thức được cảm giác hào hứng, say mê, nhận ra điều mới lạ, hấp dẫn. Có như vậy, du khách mới hiểu được lễ hội và cảm thấu được giá trị cho mình, từ đó thích thú và sẵn sàng quay lại. Cảm thụ riêng được mỗi lễ hội cũng là cách để du khách nhận ra sự tinh tế, độc đáo của mỗi sự kiện, mỗi lễ hội, thay vì chỉ có cảm giác nhàm chán lặp đi lặp lại khi tham dự những lễ hội có mô típ giống nhau, kịch bản tổ chức na ná nhau đang diễn ra ở nhiều tỉnh thành.

Theo ông Thái Hồng Hà, quyết định “đi du lịch” của du khách luôn gắn liền với lý do nào đó, liên quan những sự kiện, vấn đề tại điểm đến. Đây là lý do để hoạt động lễ hội tại các địa phương ngày một phổ biến, ngày càng thu hút chi tiêu xã hội. Vì thế, để du lịch Tây Nguyên sống động, hấp dẫn du khách, yêu cầu “thực tế hóa” hoạt động lễ hội càng cần được chú ý. Phải giúp du khách cảm nhận được sự khác biệt giữa những lễ hội khác nhau, du lịch Đắk Lắk mới có cơ hội để chứng minh được tính hấp dẫn của mình và phát triển.

Nguồn: Phát triển du lịch: Cần “thực tế hóa” hoạt động lễ hội

Thụy Bất Nhi
baodaklak.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ KH&CN phối hợp với UBND TP. Hải Phòng phối hợp tổ chức họp báo thông tin về sự kiện Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) năm 2024.

Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bền vững

Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bền vững
Thời gian qua Quảng Ninh tích cực đầu tư các nguồn lực để phát triển kinh tế biển. Qua đó nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, một động lực phát triển của vùng và cả nước với hệ thống cảng biển nước sâu đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển kinh tế, chuỗi KKT, KCN, đô thị biển - ven biển...

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/11/2024: Tuổi Dần gặp tin xấu, tuổi Ngọ công việc thuận lợi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/11/2024: Tuổi Dần gặp tin xấu, tuổi Ngọ công việc thuận lợi
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 22/11/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...

Đắk Lắk: Triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể

Đắk Lắk: Triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể
Chiều 21/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc Lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể (Lớp tập huấn) và triển khai Mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk.

Yên Bái: 100% hộ dân bị thiệt hại về nhà ở do bão số 3 có nhà mới trước Tết Nguyên đán

Yên Bái: 100% hộ dân bị thiệt hại về nhà ở do bão số 3 có nhà mới trước Tết Nguyên đán
Tổng kinh phí để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra là trên 312,7 tỉ đồng, Yên Bái đề nghị các địa phương rà soát, hoàn thành phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại về người và tài sản. Trong đó, phải đảm bảo mục tiêu 100% hộ dân bị thiệt hại về nhà ở đều có nhà mới trước Tết Nguyên đán.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.