Đắk Lắk: Tập trung đầu tư và phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng có thế mạnh của tỉnh
Đắk Lắk: Người trồng chanh dây lao đao vì giá “lao dốc” Đắk Lắk: Chung tay bảo tồn |
Theo đó, “Chiến lược phát triển VLXD tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050” tập trung đầu tư và phát triển các sản phẩm VLXD có thế mạnh của tỉnh; nghiên cứu phát triển sản xuất đa dạng các sản phẩm VLXD mới, có hiệu quả kinh tế cao; đưa công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất VLXD để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; phát triển VLXD đảm bảo nguồn vật liệu cho xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, trong khu vực và xuất khẩu đối với những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, góp phần vào tăng trưởng GRDP, nâng cao vị thế của ngành VLXD trong nền kinh tế của tỉnh; loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất VLXD lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường…
Các lò gạch thủ công, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường sẽ bị loại bỏ. (Trong ảnh: Sản xuất gạch thủ công tại huyện Krông Pắc). Ảnh minh họa |
Để thực hiện có hiệu quả, tỉnh sẽ triển khai tập trung vào các giải pháp về cơ chế chính sách như: Ban hành lộ trình hạn chế, tiến tới dừng hoạt động các cơ sở sản xuất công nghệ lạc hậu, không hiệu quả kinh tế, gây ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư có để phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường; khuyến khích và tạo điều kiện về chính sách ưu đãi vốn, mặt bằng đồng thời có các chính sách hỗ trợ đầu tư cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất VLXD tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
Về khai thác tài nguyên: nghiêm cấm sử dụng đất canh tác nông nghiệp để sản xuất gạch nung, nâng mức phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên với việc khai thác đất sét sản xuất gạch; nghiêm cấm việc sử dụng cát lòng sông đủ tiêu chuẩn làm cát đổ bê tông, cát xây trát phục vụ cho nhu cầu san lấp; sử dụng tro xỉ làm nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, thay thế cho một số nguyên liệu chính trong sản xuất VLXD như gạch đất sét nung, xi măng, cát, cốt liệu, bê tông,… làm vật liệu san lấp tạo thành nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, bền vững cho phát triển sản xuất VLXD tại địa phương.
Bên cạnh đó, tiếp cận và ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất VLXD; đẩy mạnh sản xuất các chủng loại VLXD có giá trị kinh tế cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm VLXD trên thị trường trong nước và quốc tế; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất VLXD; phát triển cơ khí chế tạo cho công nghiệp VLXD…
Nguồn: Tập trung đầu tư và phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng có thế mạnh của tỉnh