Hà Nội: 34°C
Thừa Thiên Huế: 33°C
Hải Phòng: 27°C
TP Hồ Chí Minh: 36°C
Quảng Ninh: 30°C

Điểm tin ngân hàng ngày 16/4: Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng

Triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ nông, lâm, thủy sản; VPBank đặt mục tiêu gia nhập “câu lạc bộ triệu tỷ” trong năm 2025; Đề xuất gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số; Tỷ giá USD thế giới phục hồi, trong nước tiếp đà tăng…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật
Điểm tin ngân hàng ngày 15/4: ACB huy động thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu đợt hai Điểm tin ngân hàng ngày 14/4: Chuyên gia dự báo nợ xấu ngân hàng có thể tăng nhẹ trong 2025

Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng

Hàng loạt ngân hàng đang đẩy mạnh rao bán các khoản nợ xấu có giá trị hàng trăm tỷ đồng, với tài sản đảm bảo là cổ phiếu, bất động sản, ô tô... nhằm thu hồi vốn và giảm áp lực nợ xấu trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn.

Điểm tin ngân hàng ngày 16/4: Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng
Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng/Ảnh minh họa

Sacombank mới đây thông báo bán đấu giá khoản nợ hơn 596 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Địa ốc Vạn Phát, trong đó nợ gốc chiếm hơn 188 tỷ và nợ lãi gần 408 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là 40 triệu cổ phiếu DTR của Công ty BĐS Đô Thành. Tuy nhiên, mức giá khởi điểm chỉ 189 tỷ đồng – chưa đến một phần ba tổng giá trị nợ.

Ngoài ra, Sacombank còn rao bán khoản nợ hơn 473 tỷ đồng của Công ty TNHH Kim Kim Hoàn Mỹ, với giá khởi điểm hơn 108 tỷ đồng, đảm bảo bằng bất động sản tại TP.HCM. Các khoản nợ của nhiều doanh nghiệp khác như Sài Gòn TPP, Ngọc Sương… cũng được ngân hàng này đưa ra đấu giá với quy mô tương tự.

Trong khi đó, VietinBank cũng thông báo đấu giá khoản nợ hơn 75 tỷ đồng của Công ty SHC Việt Nam, phát sinh từ 32 hợp đồng tín dụng. Tài sản đảm bảo gồm quyền sử dụng đất, căn hộ, ô tô và cả quyền thương hiệu.

Chuyên gia tài chính nhận định, việc liên tục rao bán nợ xấu cho thấy áp lực xử lý nợ của các nhà băng ngày càng lớn. Tuy nhiên, dù được rao bán với giá thấp, nhiều khoản nợ vẫn khó thu hút nhà đầu tư do vấn đề pháp lý phức tạp và thị trường tài sản đảm bảo còn trầm lắng. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho tiến trình lành mạnh hóa tài chính trong hệ thống ngân hàng.

Triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ nông, lâm, thủy sản

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa chính thức triển khai Chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ sản xuất, giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp và người dân hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Đây là động thái mở rộng quy mô từ các gói vay trước đó sau khi nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ hệ thống ngân hàng và người vay.

Theo NHNN, các ngân hàng thương mại sẽ cho vay đối với khách hàng có dự án hoặc phương án phục vụ sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Chương trình được triển khai cho đến khi doanh số cho vay đạt mốc 100.000 tỷ đồng.

Danh sách các ngân hàng thương mại tham gia gồm: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, LPBank, Sacombank, MB, ACB, Nam A Bank, OCB, Eximbank, BVBank, SHB, VietBank và HDBank. Các ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện đúng cam kết về đối tượng, lãi suất và báo cáo minh bạch số liệu lên NHNN.

Đây là bước tiếp nối từ gói tín dụng ưu đãi đầu tiên trị giá 15.000 tỷ đồng được triển khai vào tháng 7/2023. Đến cuối tháng 1/2024, 13 ngân hàng đã hoàn thành giải ngân với hơn 60.000 lượt khách hàng. Sau đó, quy mô được nâng lên 30.000 tỷ đồng, rồi 60.000 tỷ đồng theo chỉ đạo Chính phủ.

Thực hiện Chỉ thị số 05 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong phiên họp thường kỳ tháng 2/2025, NHNN đã quyết định nâng tổng mức vay lên 100.000 tỷ đồng và mở rộng phạm vi chương trình. Lãi suất ưu đãi được các ngân hàng áp dụng thấp hơn từ 1-2%/năm so với bình quân thị trường.

VPBank đặt mục tiêu gia nhập “câu lạc bộ triệu tỷ” trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đặt mục tiêu tổng tài sản hợp nhất đạt 1,13 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2025, tăng 23% so với cuối năm ngoái. Nếu hoàn thành kế hoạch này, VPBank sẽ trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên gia nhập nhóm các nhà băng có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng – vốn hiện chỉ gồm các ngân hàng quốc doanh như BIDV, Vietcombank, Agribank, VietinBank và MB.

Điểm tin ngân hàng ngày 16/4: Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng
VPBank đặt mục tiêu gia nhập “câu lạc bộ triệu tỷ” trong năm 2025

Từ năm 2010 đến nay, VPBank đã có bước tiến thần tốc trong mở rộng quy mô tài sản, từ hơn 59.000 tỷ đồng lên hơn 923.000 tỷ đồng vào cuối năm 2024. Giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ nhất diễn ra từ 2021 đến nay, với các thương vụ chiến lược như bán 49% vốn tại FE CREDIT cho SMBC và phát hành cổ phần riêng lẻ trị giá hơn 35.900 tỷ đồng cho Tập đoàn SMBC Nhật Bản. Đồng thời, ngân hàng cũng mở rộng hệ sinh thái tài chính với các đơn vị như VPBankS, OPES, và tiếp nhận GPBank theo phương án chuyển giao bắt buộc.

Sự tăng trưởng ấn tượng này phản ánh chiến lược linh hoạt, khả năng thích ứng nhanh và đầu tư mạnh vào chuyển đổi số của VPBank – xu hướng chung đang giúp các ngân hàng tư nhân Việt Nam rút ngắn khoảng cách với nhóm quốc doanh. Việc gia tăng quy mô tổng tài sản không chỉ nâng cao vị thế cạnh tranh mà còn mở rộng cơ hội huy động vốn và phục vụ khách hàng lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang hồi phục và Chính phủ tiếp tục thúc đẩy cải cách pháp lý, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Đề xuất gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết đang xây dựng gói tín dụng trị giá 500.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng và công nghệ số. Gói tín dụng này hiện đã xin ý kiến các bộ, ngành liên quan như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương để lập danh sách các dự án trọng điểm.

Theo Thống đốc, trong bối cảnh nhu cầu vốn đầu tư lớn, đặc biệt khi doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng, NHNN đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 ở mức 16% – cao hơn các năm gần đây. Tính đến hết quý I/2025, tín dụng toàn hệ thống đã tăng 3,93% so với cuối năm 2024 và tăng tới 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bà Hồng nhấn mạnh, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong bối cảnh nguồn lực tài chính còn hạn chế, việc đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là yếu tố then chốt, phù hợp với định hướng của Nghị quyết 57. NHNN cam kết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Liên quan đến các nhu cầu vay ngoại tệ, đặc biệt với những dự án lớn như EVN hay Sân bay Long Thành, Thống đốc cho biết NHNN đang xem xét kỹ và cân đối nguồn lực toàn hệ thống để vừa hỗ trợ vốn, vừa đảm bảo ổn định thị trường ngoại hối. Năm ngoái, các ngân hàng thương mại đã giải ngân 1,8 tỷ USD cho Sân bay Long Thành.

Tỷ giá USD: Thế giới phục hồi, trong nước tiếp đà tăng

Sáng 16/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa VND và USD ở mức 24.891 VND/USD, tăng nhẹ 5 đồng so với phiên liền trước. Tỷ giá tại Sở giao dịch NHNN cũng điều chỉnh tăng, niêm yết ở mức 23.697 – 26.085 VND/USD (mua vào – bán ra).

Điểm tin ngân hàng ngày 16/4: Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng
Ảhh minh họa

Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD tiếp tục nhích lên. Vietcombank hiện niêm yết ở mức 25.620 – 26.010 VND/USD, tăng 10 đồng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do (chợ đen) cũng ghi nhận xu hướng tăng, giao dịch quanh mức 26.063 – 26.163 VND/USD, cao hơn 36 đồng so với ngày 15/4.

Trên thị trường quốc tế, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo sức mạnh đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt, đã phục hồi lên mức 100,1 điểm, tăng 0,46% sau đợt sụt giảm mạnh tuần trước. Đồng USD tăng giá so với cả đồng EUR và Yên Nhật, cho thấy tín hiệu phục hồi thận trọng giữa bối cảnh nhà đầu tư vẫn dè dặt trước các chính sách thương mại từ Mỹ.

Cụ thể, đồng euro giảm 0,7% xuống mức 1,127 USD, sau khi chạm đỉnh ba năm vào tuần trước. Đồng USD tăng 0,12% so với đồng Yên Nhật, lên 143,16 Yên/USD. Trong khi đó, đồng bảng Anh cũng tăng nhẹ 0,15%, giao dịch ở mức 1,3209 USD.

Diễn biến tăng của tỷ giá trong nước phản ánh sự biến động của thị trường quốc tế và tâm lý phòng thủ của thị trường trong nước trong bối cảnh còn nhiều yếu tố bất ổn.

Nguồn: Điểm tin ngân hàng ngày 16/4: Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng

Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Đẩy mạnh nhập khẩu điện từ các nước Tiểu vùng Mekong

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Đẩy mạnh nhập khẩu điện từ các nước Tiểu vùng Mekong
Cơ cấu nguồn điện đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước (không bao gồm xuất khẩu) là 183.291 - 236.363 MW. Trong đó, điện gió trên bờ và gần bờ 26.066 - 38.029 MW (chiếm tỷ lệ 14,2 - 16,1%), điện sinh khối 1.523 - 2.699 MW, điện sản xuất từ rác 1.441 -2.137 MW, điện địa nhiệt và năng lượng mới khác khoảng 45 MW.

Everton 0-2 Man City: Lực bất tòng tâm, Man xanh giành 3 điểm trong gian khó

Everton 0-2 Man City: Lực bất tòng tâm, Man xanh giành 3 điểm trong gian khó
Trước áp lực phải thắng để nuôi hy vọng dự Champions League mùa tới, Man City đã trải qua một buổi tối không hề dễ dàng trên sân Goodison Park. Nhưng với bản lĩnh của một đội bóng lớn, đoàn quân của Pep Guardiola vẫn biết cách vượt khó, giành chiến thắng 2-0 đầy nhọc nhằn trước một Everton kiên cường.

Malaysia- thị trường chiến lược cho các dự án thượng nguồn và đường ống

Malaysia- thị trường chiến lược cho các dự án thượng nguồn và đường ống
Malaysia đang dần khẳng định vị thế là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất khu vực cho các dự án kỹ thuật biển và xây dựng quy mô lớn. Trong vòng ba năm tới, nước này dự kiến triển khai tới 39 dự án khác nhau, bao gồm xây dựng 3 giàn xử lý trung tâm, 3 cơ sở trên bờ và lắp đặt khoảng 900 km đường ống dẫn.

SCTV4 dừng tất cả các chương trình các chương trình liên quan MC Bích Hồng

SCTV4 dừng tất cả các chương trình các chương trình liên quan MC Bích Hồng
Sau phát ngôn gây phẫn nộ, đài SCTV4 cho biết đã dừng tất cả các chương trình, hình ảnh, hợp tác có liên quan đến MC Bích Hồng kể từ ngày 19/4.

Khai thác hiệu quả, bảo đảm vận hành hệ thống hồ chứa

Khai thác hiệu quả, bảo đảm vận hành hệ thống hồ chứa
Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc vận hành hệ thống hồ chứa theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững đang là yêu cầu cấp thiết.