Điểm tin ngân hàng ngày 26/3: SaiGonBank rao bán 4 bất động sản tại Hà Nội, giá từ hơn 1 tỷ đồng
Điểm tin ngân hàng ngày 25/3: Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn cho kinh tế tư nhân Điểm tin ngân hàng ngày 24/3: Chứng khoán ACB muốn vay 13.000 tỷ đồng từ Agribank và BIDV |
SaiGonBank rao bán 4 bất động sản tại Hà Nội, giá từ hơn 1 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Chi nhánh Cầu Giấy (SaiGonBank Cầu Giấy) vừa phối hợp với Chi cục THADS Hai Bà Trưng và các cơ quan liên quan tổ chức bán đấu giá 4 bất động sản tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nhằm thu hồi khoản vay.
![]() |
SaiGonBank rao bán 4 bất động sản tại Hà Nội, giá từ hơn 1 tỷ đồng |
Cụ thể, tài sản đấu giá thứ nhất là quyền sử dụng 148,4m2. Tài sản đấu giá thứ hai là quyền sử dụng 139,2m2. Tài sản đấu giá thứ ba là quyền sử dụng 124,4m2. Tài sản đấu giá thứ tư là quyền sử dụng 128,5m2.
Những lô đất này đều có địa chỉ phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, nay là số 285 285 (số tự phát) đường Nguyễn Khoái, tổ 21, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Giá khởi điểm của tài sản đấu giá thứ nhất là 14,4 tỷ đồng, tài sản đấu giá thứ hai là 1,3 đồng, tài sản đấu giá thứ ba là 1,08 tỷ đồng và tài sản đấu giá thứ tư là 1,1 tỷ đồng. Các mức giá này chưa bao gồm các loại thuế, phí, lệ phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
SaiGonBank cho biết, người mua tài sản trúng đấu giá sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục đăng ký chuyển nhượng và các chi phí liên quan theo quy định pháp luật.
Trước đó, ngân hàng cũng đã thông báo cho thuê 8 bất động sản khác tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đắk Lắk. Các tài sản này sẽ được cho thuê theo hình thức lựa chọn tổ chức, cá nhân có giá đề nghị thuê cao nhất tại mỗi tài sản.
Yêu cầu VDB tập trung thu hồi nợ vay, đặc biệt là nợ xấu kéo dài
Ngày 25/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành về tình hình hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và dự thảo Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng này. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi báo cáo về tình hình hoạt động của VDB, cho biết tổng nguồn vốn của ngân hàng đến 20/3/2025 đạt 203.075 tỷ đồng, và ngân hàng đã giải ngân tín dụng đầu tư cho nhiều dự án trọng điểm quốc gia.
VDB đã thu hồi được 33.676 tỷ đồng nợ gốc và 14.946 tỷ đồng nợ lãi từ cuối năm 2021, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Ngân hàng cũng tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại tổ chức, thành lập nhóm chuyên trách và xây dựng phương án sáp nhập chi nhánh. Trong thời gian tới, VDB sẽ tiếp tục triển khai cho vay mới theo Nghị định số 78/2023/NĐ-CP và giảm nợ xấu.
Phó Thủ tướng ghi nhận những nỗ lực của VDB và yêu cầu ngân hàng này tập trung vào việc thu hồi nợ vay, đặc biệt là các khoản nợ xấu kéo dài, đồng thời nghiên cứu các cơ chế cho vay mới và xử lý tài sản dôi dư trong quá trình tái cơ cấu. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động của VDB, đồng thời tạo điều kiện để ngân hàng tham gia các dự án ODA.
Doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long phải vay ngoài để trả nợ ngân hàng
Ngày 25/3, tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, bà Mã Thị Thanh, đã chia sẻ những khó khăn mà doanh nghiệp (DN) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt. Nhiều DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng do lãi suất cao và thủ tục vay phức tạp. Một số DN buộc phải vay ngoài để trả nợ ngân hàng, tránh bị chuyển nhóm nợ và không thể tiếp tục vay vốn.
![]() |
Bà Thanh cho biết, việc tài sản cầm cố không thể bán kịp khiến DN phải chịu lãi phạt, làm tăng nợ và dẫn đến nhiều trường hợp DN rơi vào tình trạng khó khăn, có thể bị đe dọa do không trả được nợ ngoài. Ngoài ra, bà cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét giảm lãi suất vay cho DN, đặc biệt đối với các khoản vay từ 9-12%/năm.
Giám đốc Công ty CP Cadico, ông Lê Thanh Tiệp, cũng nhấn mạnh việc DN nhỏ và vừa gặp khó khăn khi tiếp cận tín dụng, đặc biệt là các yêu cầu về tài sản thế chấp và lãi suất vay cao.
Tại hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN sẽ tiếp tục thúc đẩy tín dụng cho các dự án trọng điểm và hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cải thiện điều kiện vay vốn cho người dân và DN.
PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 70% trong năm 2025
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank) vừa thông qua tạm giao kết quả kinh doanh năm 2025.
Cụ thể, nhà băng này đặt mục tiêu tổng tài sản năm 2025 tăng trưởng từ 15-20%. Dư nợ tín dụng thực hiện theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và định hướng chính sách điều hành tín dụng của NHNN theo từng thời kỳ.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng dưới 2% và lợi nhuận trước thuế năm 2025 mục tiêu là 716 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2024, PGBank báo lãi trước thuế đạt 421 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 76% mục tiêu. Như vậy, ngân hàng dự kiến tăng trưởng lợi nhuận năm 2025 là 70%.
Tính đến thời điểm này, PGBank là ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong năm 2025. Các ngân hàng khác như OCB đặt mục tiêu tăng 30%, VIB tăng 22%, NamABank tăng 10%, ACB tăng 9,5%,...
Ngày 28/3 tới đây, PGBank sẽ chốt danh sách cổ đông để tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Cuộc họp sẽ diễn ra ngày 24/4/2025 tại Hà Nội.
Hai tổ chức tài chính Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa ký kết hợp tác với Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) để nhận khoản vay 80 triệu USD. Mỗi bên cung cấp 40 triệu USD cho SeABank nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội.
![]() |
Hai tổ chức tài chính Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank |
Khoản vay này giúp SeABank mở rộng khả năng tài trợ cho DNVVN, đồng thời tăng cường nỗ lực trong việc chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Chủ tịch HĐQT SeABank, ông Lê Văn Tần, cho biết đây là bước quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng, giúp cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp và cá nhân.
Lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với SeABank, với Đại sứ Pháp tại Việt Nam, Olivier Brochet, nhấn mạnh cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững. Đại sứ Hà Lan, Kees van Baar, cũng cho biết sự hợp tác với SeABank sẽ thúc đẩy phát triển DNVVN và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Khoản vay này đã nâng tổng số vốn huy động từ các tổ chức quốc tế của SeABank lên gần 1,1 tỷ USD, khẳng định uy tín và hiệu quả của ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam.
Nguồn: Điểm tin ngân hàng ngày 26/3: SaiGonBank rao bán 4 bất động sản tại Hà Nội, giá từ hơn 1 tỷ đồng
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất
Lúa ở Kiên Giang: Lợi nhuận tăng hơn 55 triệu đồng/ha nhờ mô hình "phát thải thấp"

Thanh niên Quân đội sẵn sàng xung kích, tiên phong bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Nhiều tỉnh, thành cảnh báo về cơn sốt đất ảo

Hôm nay (30/3): Giá vàng trong nước và thế giới đang tăng rất mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (30/3): Đồng USD tiếp tục suy yếu
