Hà Nội: 23°C
Thừa Thiên Huế: 19°C
TP Hồ Chí Minh: 25°C
Quảng Ninh: 17°C
Hải Phòng: 22°C

Dự án hồ Ka Pét được phê duyệt báo cáo tác động môi trường

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Thuận, dự án hồ chứa nước Ka Pét vừa được Bộ TN&MT phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Cụ thể, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã ký Quyết định số 3821/QĐ-BTNMT phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án hồ chứa nước Ka Pét.

Dự án hồ chứa nước Ka Pét được thực hiện tại xã Mỹ Thạnh và xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Dự án có tổng diện tích sử dụng đất là 697,73 ha theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV. Công trình đầu mối hồ chứa nước Ka Pét được xây dựng trên suối Bà Bích, tại địa phận xã Mỹ Thạnh; công trình điều tiết và kênh chuyển nước được xây dựng trên sông Cà Ty (tên địa phương là suối Ba Ha), tại địa phận xã Mỹ Thạnh; khu tưới thuộc địa phận xã Mỹ Thạnh và xã Hàm Cần. Dự án tạo nguồn cấp nước tưới cho nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, du lịch - dịch vụ và điều tiết nước cho vùng hạ du cho các xã thuộc huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết.

Chủ dự án đầu tư là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Bình Thuận. Quy mô hồ chứa nước Ka Pét gồm hồ điều tiết với dung tích 51,21 triệu m3, hệ thống kênh và các công trình phụ trợ khác.

Tổng mức đầu tư dự án là 874,089 tỉ đồng, gồm vốn ngân sách trung ương là 519,927 tỉ đồng, còn lại là của địa phương. Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhiều biện pháp giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học được đưa ra như chỉ được phép triển khai thực hiện dự án sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng theo đúng các quy định pháp luật.

Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án là 693,31 ha, trong đó diện tích có rừng là 680,41 ha. Diện tích có rừng gồm 162,55 ha là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là 0,91 ha, rừng sản xuất là 471,09 ha, rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 45,85 ha. Còn lại là diện tích đất sản xuất nông nghiệp 12,9 ha.

Sau khi dự án xây dựng triển khai, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cũng trồng rừng thay thế với tổng diện tích trồng 1.845ha tại các vị trí: khu đất trống thuộc quy hoạch rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú, đất trống thuộc quy hoạch rừng đặc dụng và rừng sản xuất của Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu và đất trống thuộc quy hoạch rừng sản xuất của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp Bình Thuận.

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận chịu trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng được giao trồng rừng thay thế phải thực hiện nghiêm các quy định về lâm sinh và có giải pháp thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ nhằm bảo đảm rừng trồng phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, các đơn vị giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học cho cán bộ, công nhân viên của dự án.

Dự án hồ Ka Pét được phê duyệt báo cáo tác động môi trường
Dự án hồ chứa nước Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận).

Ngoài ra, áp dụng biện pháp thi công tiên tiến để giảm thiểu đến mức thấp nhất việc làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sinh và giảm lượng chất rắn lơ lửng trong nguồn nước.

Đồng thời, thực hiện các nội quy bảo vệ đa dạng sinh học, nghiêm cấm các hành vi săn bắt động vật, chặt phá thực vật; nghiêm cấm xả rác thải, nước thải bẩn xuống suối Bà Bích và suối Ba Ha. Các đơn vị tuần tra hằng ngày nhằm phát hiện, ngăn chặn các hoạt động trái phép trong khu vực thi công dự án.

Trong quá trình thi công, chủ động đề xuất điều chỉnh các công trình bảo vệ môi trường trong trường hợp các công trình này không bảo đảm công tác bảo vệ môi trường khi dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật.

Dự án sau khi cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng theo đúng các quy định pháp luật, thực hiện nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Thuận để trồng bù tối thiểu 1.845 ha rừng theo đúng quy định của pháp luật.

Theo Sở TN&MT Bình Thuận, mục tiêu cụ thể của dự án là cấp nước tưới cho 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam. Dự án còn cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II khoảng 2,63 triệu m3/năm, cung cấp nước sinh hoạt khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết.

Ngoài ra, hồ chứa nước Ka Pét khi đưa vào sử dụng trữ nước phòng chống lũ, cải tạo môi trường sinh thái, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết vào mùa khô…/.

Nguồn: Dự án hồ Ka Pét được phê duyệt báo cáo tác động môi trường

Bình An
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thấy gì từ thỏa thuận tài chính khí hậu tại COP29?

Thấy gì từ thỏa thuận tài chính khí hậu tại COP29?
Các chuyên gia cho biết việc đưa ra thoả thuận thiếu chi tiết của COP29 khiến việc đảm bảo tài chính khí hậu cho Đông Nam Á và Nam Á trở nên khó khăn.

Quảng Ninh: Nhân rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi

Quảng Ninh: Nhân rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi
Những năm qua, bằng sức trẻ, sự năng động cùng tinh thần xung kích, sáng tạo, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh đã vượt khó để phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả trên chính mảnh đất quê hương. Từ đó, từng bước hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, phát triển và lan tỏa nguồn cảm hứng, năng lượng tích cực cho lớp trẻ cộng đồng noi theo.

Kích thích thị trường tín chỉ carbon từ chính sách thuế

Kích thích thị trường tín chỉ carbon từ chính sách thuế
Các khoản thu nhập từ tín chỉ carbon và trái phiếu xanh cần được đưa vào diện miễn thuế nhằm khuyến khích đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền

Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền
Đàm Vĩnh Hưng xác nhận rút đơn kiện ông Gerard Williams (chồng ca sĩ Bích Tuyền) và khẳng định sẽ không kiện thêm một lần nào nữa.

EU đặt mục tiêu cho chiến dịch tích trữ khí đốt từ nay đến năm 2025

EU đặt mục tiêu cho chiến dịch tích trữ khí đốt từ nay đến năm 2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra các mục tiêu trung hạn cho việc lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm (UGS) của các quốc gia thành viên trong năm tới, hướng tới mục tiêu chung của khối là đạt ít nhất 90% vào tháng 11/2025.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.